Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 73)

Theo Khoản 3, Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là người không phải là chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc người được pháp luật cho phép thực hiện các hành vi. Chủ thể quyền nêu trên là chủ sở hữu nhãn hiệu (là người được ghi rõ là "Chủ sở hữu" trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận nhãn hiệu quốc tế hoặc là "Bên được chuyển nhượng trong phần thông tin sửa đổi của các văn bằng bảo hộ trên và trong Quyết định đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) hoặc là người được chủ sở hữu chuyển giao nhãn hiệu ("Bên được chuyển quyền" trong phần thông tin sửa đổi trong văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và trong Quyết định đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu). Người được pháp luật cho phép thực hiện hành vi theo quy định tại Khoản 2, Điều 125, Luật SHTT là: (1) Người lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài; (2) người sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Với tổ chức, cơ sở chứng minh sự hình thành là quyết định thành lập đối với cơ quan hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Với cá nhân, cá nhân thực hiện hành vi phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 73)