Tác động của hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 102 - 114)

4 Các sản phẩm của Công ty SONY SONY CORPORATION (Nhật Bản)

3.1.2. Tác động của hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và xâm phạm quyền SHTT nói chung đang trở thành một hiện tượng "toàn cầu hoá" phát triển mạnh mẽ về quy mô và tính chất. Các hành vi này gây tác động nhiều mặt tới đời sống kinh tế-xã hội của các nước. Đa phần các hành vi gây ra các tác động tiêu cực cho các nước, nhất là các nước phát triển nơi mà ngành công nghiệp gắn với các sản phẩm trí tuệ chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế. Trong từng giai đoạn nhất định, hành vi xâm phạm cũng tạo ra nguồn kim ngạnh từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu cho các nước đang phát triển. Về tác động tiêu cực của hành vi xâm phạm quyền SHTT, các tổ chức quốc tế nhận định như sau:

(1) Năm 2005, hành vi giả mạo và xâm phạm quyền tác giả làm thiệt hại tới 200 tỷ USD của thương mại toàn cầu (Uỷ ban Hợp tác và Phát triển kinh tế Châu Âu); (2) giá trị hàng giả và xâm phạm quyền tác giả ước tính hàng năm trên 500 triệu EUR (Phòng Thương mại quốc tế); (3) ước tính 10% dược phẩm bán trên toàn thế giới là giả mạo (WHO) [81].

GS Trần Hữu Dũng cho rằng: Đối với đa số các nước phát triển, quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết, trong khi đối với các nước đang phát triển thì việc thực thi chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây cản trở cho sự phát triển... Với các nước đang phát triển, nếu khả năng bắt chước kém thì thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ sẽ không làm thay đổi mức sản xuất trong nước... Còn nếu khả năng này cao thì thắt chặt quyền sở hữu trí tuệ cho nước ngoài sẽ tạo thêm chướng ngại cho các nhà sản xuất trong nước, dễ tác động trực tiếp lên ngành công nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả để xuất khẩu cũng như chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Tại Việt Nam, hành vi xâm phạm cũng có những tác động sâu sắc đến mọi mặt đất nước cũng như mọi đối tượng trong xã hội. Xâm phạm nhãn hiệu

tác động đến tất cả các mặt của đời sống, trong đó tác động lớn nhất là đến kinh tế và xã hội. Xâm phạm nhãn hiệu ảnh hưởng đến mọi đối tượng trong xã hội, trong đó cơ bản nhất là Nhà nước, các chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu và người tiêu dùng. Hầu hết các tác động trên là tác động tiêu cực, các tác động tích cực trên cơ sở thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu mang tính chất tạm thời, cục bộ đang từ từ giảm xuống, nhất là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Tác động về kinh tế, xâm phạm nhãn hiệu gây thiệt hại cho các chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu, nhà nước thất thu thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư… Về thiệt hại cho các thủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu,

các tổ chức, cá nhân này bị giảm sút thu nhập, gia tăng chi phí cho việc phòng, chống xâm phạm nhãn hiệu, làm giảm khả năng cạnh tranh của nhãn hiệu cũng như uy tín của các chủ thể kinh doanh. Hàng năm, "hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã làm Công ty Unilever Việt Nam thiệt hại từ 9 - 10 tỷ USD và ảnh hưởng tới uy tín của các nhãn hiệu của Công ty" [27]. Hay Công ty LaVie Việt Nam đã phải đầu tư trên 100.000 USD để thay đổi công nghệ sản xuất, khuôn mẫu và mẫu chai nhằm chống lại xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tuy nhiên, hoạt động này chỉ có thể "chống nhái" được vài năm. Về thất thu thuế của nhà nước, do các cá nhân, tổ chức kinh doanh chân chính bị mất thu nhập, nên hàng năm các hành vi xâm phạm làm nhà nước mất hàng nghìn tỉ đồng do thất thu các loại thuế. Chỉ riêng ngành mỹ phẩm, "ước tính mỗi năm nhà nước thiệt hại 22 triệu USD do thất thu thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu trên tổng doanh số bán hàng" [21]. Về tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, xâm phạm quyền SHTT và thực thi quyền SHTT là một trong các yếu tố chính tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam tại Hội thảo Quyền sở hữu trí tuệ vào tháng 03/2006, tại Hà Nội đã cho rằng:

Nếu các bạn muốn chúng tôi chuyển giao công nghệ và đầu tư, các bạn cần thực hiện tốt quyền sở hữu trí tuệ. Khi đó, chúng tôi mới yên tâm vì các sản phẩm, công nghệ của chúng tôi được bảo vệ''. Và "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà còn giúp Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của khoa học- công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi hơn để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư [38].

Việc thực thi quyền SHTT kém trước thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã hạn chế đáng kể các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức trên với việc thực hiện các cam kết chặt của TRIPS và BTA về thực thi quyền SHTT đã thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ, "năm 2007, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD từ vốn FDI (tăng 70% so với năm 2006)" [46].

Tác động về xã hội, xâm phạm nhãn hiệu làm ảnh hưởng sâu sắc tới quyền lợi của người tiêu dùng, hình thành tâm lý thích "hàng hiệu giá rẻ" và thái độ coi thường pháp luật bảo hộ nhãn hiệu…

Về tác động tới quyền lợi của người tiêu dùng, với các khách hàng trung thực, xâm phạm nhãn hiệu đã xâm phạm các quyền của người tiêu dùng, cụ thể đã lừa dối họ, làm tổn hại niềm tin của họ đối với nhãn hiệu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của họ. Xâm phạm nhãn hiệu đã xâm phạm đến các quyền "được cung cấp các thông tin trung thực về chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ" và "được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ" của người tiêu dùng (Điều 8, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999). Với việc hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu phổ biến trên thị trường, đa số người tiêu dùng tại Việt Nam không có sự tin tưởng tuyệt đối vào các nhãn hiệu hay nhà cung cấp mà chủ yếu dựa kinh nghiệm của bản thân hay thông tin do người khác cung cấp nên thường bị thiệt hại rất lớn. Ví dụ, với kết luận của các cơ quan chức năng về

việc các nhãn hiệu sữa sản xuất tại Việt Nam chứa Melamine hoặc là sữa giả vào cuối năm 2008 đã làm nổi lên xu hướng là tẩy chay sữa sản xuất trong nước. "Với tỉ lệ 8% dược phẩm trên thị trường là giả" [68] thì sẽ có rất nhiều người tiêu dùng "tiền mất tật mang".

Về tâm lý thích "hàng hiệu giá rẻ", đây là tâm lý chung của người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ví dụ, "70% phụ nữ Pháp đã có một lần dùng hàng nhái, 60% thanh niên Nhật thích dùng "hàng hiệu giá rẻ" hoặc có 1-2 lần mua hàng giả mạo (điều tra của Tạp chí Nghiên cứu thị trường của Nhật Bản)" [59]. Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu khảo sát chính thức, nhưng thông qua các thông tin từ các chủ thể chuyên kinh doanh "hàng hiệu" và thực tiễn tiêu dùng của người dân có thể khẳng định tâm lý thích "hàng hiệu giá rẻ" đang trở thành tâm lý tiêu cực của đa số người tiêu dùng thuộc đủ các lứa tuổi, ngành nghề, mức độ thu nhập… "Doanh thu của một doanh nghiệp tư nhân chuyên nhập khẩu hàng "hiệu" mang các nhãn hiệu Giordano, Bossini, Denti, Mango ở các cửa hàng tăng trưởng đều đặn 20-30%/năm" [28]. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh là hai trung tâm sôi động nhất diễn ra hành vi tiêu dùng "đồ hiệu giá rẻ" với các tuyến phố, khu vực chuyên kinh doanh các loại hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu có tên tuổi của nước ngoài.

Về thái độ coi thường pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, xâm phạm nhãn hiệu đang hình thành thái độ ngang nhiên vi phạm pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Số lượng, tính chất, mức độ, tỉ lệ ngày càng gia tăng của các vụ xâm phạm nhãn hiệu nêu tại Mục 3.1.1 đã chứng tỏ điều đó. Trên thực tế, đa số các chủ thể có các hành vi xâm phạm nhãn hiệu là mang tính chất hệ thống và có tổ chức. Việc đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm không đủ sức răn đe để họ chấm dứt hành vi xâm phạm.

Về mặt lý luận, hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong điều kiện Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa cũng xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan như các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu, tác giả chỉ đề cập đến các nguyên nhân cơ bản để lý giải cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Thứ nhất, các quy định về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn hạn chế

Về các quy định về nhãn hiệu, các quy định này là cơ sở cho việc xác định nội dung khác của pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, vì vậy sự hạn chế của nó cũng tác động trực tiếp đến các nội dung nêu trên. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu, nhất là các trường hợp nhãn hiệu đạt được tính phân biệt thông qua quá trình sử dụng (Khoản 2, Điều 74, Luật SHTT 2005) không phải là dễ hiểu, xác định tính chất trùng, tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005 là rất khó khăn vì quy định rất trừu tượng, mang tính chất định tính. Ranh giới giữa nhãn hiệu và các đối tượng tương đồng chưa được làm rõ, đồng thời chưa hình thành được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý các đối tượng đó để thiết lập được một cơ chế bảo hộ tự động cho nhãn hiệu trong các lĩnh vực pháp luật khác. Việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng theo các tiêu chí tại Điều 75, Luật SHTT 2005 là không đơn giản, nhiều khi tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đưa ra các bằng chứng chứng minh của chủ thể quyền hơn là khả năng nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thực tế. Bên cạnh đó không có quy định riêng về trường hợp nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi sẽ hạn chế việc phân hoá nhãn hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu để có phương thức bảo vệ nhãn hiệu và đấu tranh phòng chống xâm phạm nhãn hiệu hiệu quả.

Về các quy định về khái niệm, phương thức xác định, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu gây ra, khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn giàn trải và khó xác định, hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử phạt hành chính còn quy định

theo kiểu liệt kê nên vừa rườm rà vừa thiếu. Đồng thời, quy định về "sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn" trong nhóm các hành vi tương đối được coi là khá trừu tượng, thiếu tính chất định lượng nên rất khó xác định, dẫn đến các cách hiểu không thống nhất. Các quy định liên quan đến "nguyên tắc cạn quyền", "nhập khẩu song song"… trong việc loại trừ các hành vi ra khỏi hành vi xâm phạm nhãn hiệu không phải là dễ hiểu. "Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu" và hành vi "giả mạo nhãn hiệu" chưa được phân biệt rõ với hàng hoá và hành vi xâm phạm nhãn hiệu với hàng hoá và hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả về chất lượng nên trên thực tế các khái niệm này bị quy tất cả vào thuật ngữ chung là "hàng giả" và "hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả", đồng thời cũng dẫn tới sự nhầm lẫn trong việc xử lý hai hành vi này. Các yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm rất trừu tượng và khó xác định, đặc biệt là yếu tố hành vi xảy ra tại Việt Nam trong trường hợp hành vi xảy ra trên mạng internet và các nội dung của yếu tố xâm phạm. Về tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm, rất khó xác định các nội dung về thiệt hại gián tiếp, mức độ thiệt hại, các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vì quá chung chung, thiếu khả năng áp dụng hiện nay tại Việt Nam và đặt nặng nghĩa vụ chứng minh tốn kém cho các chủ thể quyền. Về kết luận giám định, đây là một trong những bằng chứng để chứng minh hành vi xâm phạm và thiệt hại, từ trước ngày 21/10/2006 (Ngày Nghị định 105/2006/NĐ-CP có hiệu lực), chủ yếu là do Cục SHTT tiến hành với việc đưa ra kết luận với tư cách vừa là cơ quan cấp bằng vừa là cơ quan xác nhận hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp không bảo đảm tính khách quan. Từ ngày 21/10/2006, việc giám định thuộc về tổ chức giám định, tuy nhiên, mãi đến ngày 25/02/2008 khi Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp ra đời thì các tổ chức giám định mới chính thức được thành lập. Do đó, hoạt động giám định về hành vi xâm phạm nhãn hiệu và thiệt hại do hành vi gây ra mới chỉ trong

giai đoạn bước đầu hình thành nên các chi phí giám định rất cao và nhiều khi chất lượng giám định chưa tương xứng với giá cả.

Thứ hai, các quy định về bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn nhiều hạn chế

Pháp luật về bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu là tổng hợp của nhiều hệ thống văn bản pháp luật về nội dung và hình thức. Để đi sâu làm rõ bản chất của hệ thống này có thể phân chia nó thành nhóm quy định về thực thi quyền và phối hợp thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

- Quy định về thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Nhóm này còn có nhiều hạn chế như quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan, xử phạt vi phạm hành chính, xét xử vụ án dân sự liên quan tới xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu… Dưới đây tác giả sẽ phân tích làm rõ.

Về các quy định liên quan đến áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu tại Điều 216- 219, Luật SHTT 2005. Để có thể áp dụng biện pháp này, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có công văn yêu cầu áp dụng và phải nộp kèm theo một khoản bảo đảm cho việc thực hiện yêu cầu của mình dưới một trong các hình thức: (1) khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan; (2) tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó; hoặc (3) chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Vấn đề thứ nhất ở đây là cơ sở nào để chủ sở hữu nhãn hiệu biết được là có thông tin về lô hàng có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu sắp được làm thủ tục thông quan. Điều đó rất là khó, vì Luật SHTT 2005 và Luật Hải quan không quy định về nghĩa vụ thông báo về thông tin lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ của cơ quan hải quan cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Việc thông báo về thông tin lô hàng chỉ trở thành nghĩa vụ của cơ quan hải quan trong trường hợp trước đó chủ sở hữu đã yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)