Thực trạng hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 92 - 95)

3.1.1.1. Thực trạng chung

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam từ nhiều năm nay luôn là nước nằm trong tốp 10 quốc gia có nạn xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm nhãn hiệu nói riêng cao nhất thế giới. Theo khảo sát toàn cầu về hàng giả và xâm phạm quyền tác giả năm 2009 của Phòng Thương mại quốc tế, Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước và vùng lãnh thổ bảo hộ quyền SHTT tệ nhất thế giới.

Ở trong nước, hiện nay chúng ta đang sống cùng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu vì đây là hành vi diễn ra nhiều nhất trong các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng tăng lên về số lượng, tính chất, mức độ của hành vi, địa điểm diễn ra hành vi, hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm. Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thống kê của Cục SHTT và các cơ quan thực thi quyền SHCN, tác giả sẽ làm sáng tỏ các nhận định trên.

Về số lượng, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện mỗi ngày trên cả nước xảy ra 166 vụ liên quan hàng lậu, hàng giả, trung bình một tháng có khoảng trên 5.000 vụ liên quan đến hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng bị xử lý. Khoảng từ 60-80% là các vụ xâm phạm nhãn hiệu. Và hàng nhái, hàng giả đang gia tăng với tốc độ năm sau gấp 2,5 lần so năm trước. Chúng ta xem xét các số liệu sau từ Cục SHTT:

Bảng 2.1: Đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu trong tổng số đơn khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN từ năm 1995-2007 tại Cục SHTT

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nhãn hiệu 36 85 124 219 110 119 198 287 306 324 320 67 67 Tổng số 52 125 156 239 151 179 293 354 404 596 601 166 166 Nguồn: [1; 69].

Biểu đồ 2.1: Đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu trong tổng số đơn khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN từ năm 1995-2007 tại Cục SHTT

0 100 200 300 400 Nhãn hiệu Tỉ lệ trên tổng số đơn khiếu nại (%) 1995 1996 1997 1998 1999 2001 2002 2001 2006 2001 2003 2001 2004 2001 2005 2007 2001 2000 100 Tỉ lệ (%) Số lượng Năm Nguồn: [1; 69].

Như vậy, qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta thấy đơn khiếu nại về hành vi xâm phạm nhãn hiệu luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đơn khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN. Số lượng đơn chiếm tỉ lệ khoảng từ 50-70% tổng số đơn, cá biệt có năm chiếm từ 81-91% tổng số đơn (1998 và 2003). Qua các năm, mặc dù số lượng đơn khiếu nại về hành vi xâm phạm nhãn hiệu có sự dao động nhưng có xu hướng chung là tăng lên. Số lượng đơn năm sau tăng hơn năm trước trên 50% từ năm 1996-2002, tăng ít hoặc không tăng từ năm 2003-2007 nhưng số đơn khiếu nại xâm phạm nhãn hiệu trong giai đoạn này vẫn lớn so với các giai đoạn trước.

Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, tình hình xâm phạm nhãn hiệu từ năm 1999-2002 theo báo cáo của cơ quan này như sau:

Bảng 2.2: Số vụ xâm phạm quyền SHCN do Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử phạt vi phạm hành chính từ năm 1999-2002 Năm Phạt tiền Phạt cảnh cáo (Vụ) Tổng số vụ vi phạm Số vụ (Triệu đồng) Số tiền 1999 6 5 5 11 2000 30 190 87 117 2001 11 133 27 38 2002 29 275 11 40 Nguồn: [58].

Qua bảng trên chúng ta thấy số vụ xâm phạm bị xử phạt vi phạm hành chính theo các năm tăng lên nhanh gấp nhiều lần so với năm trước, cụ thể tăng gấp 4 lần qua các năm từ 1999-2002, riêng năm 2000 tăng đột biến lên gấp hơn 10 lần so với năm 1999, đa số trong đó là các vụ xâm phạm nhãn hiệu.

Theo Báo cáo của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, lực lượng thanh tra đã xử phạt 92/1.521 cơ sở được kiểm tra với tổng số tiền phạt là hơn 140 triệu đồng năm 2006; xử phạt 211/1.899 cơ sở được kiểm tra với tổng số tiền phạt là hơn 800 triệu đồng năm 2007; xử phạt 73/186 cơ sở được kiểm tra với tổng số tiền phạt là gần 800 triệu đồng năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2009, thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử lý 437 đối tượng vi phạm về SHTT tại 2.650 cơ sở được thanh tra. Ước tính, 60-80% là các vụ bị xử phạt là về xâm phạm nhãn hiệu.

Theo số liệu thống kê của lực lượng quản lý thị trường, từ năm 1998- 2002, lực lượng này đã xử lý gần 19.000 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trong đó khoảng 70% số vụ là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Theo Báo cáo của Cục Quản lý

thị trường, lực lượng này đã xử lý hơn 2.500 vụ năm 2006, hơn 2.400 vụ (89% số vụ là về xâm phạm nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt là hơn 3,5 tỷ đồng năm 2007, hơn 2.500 vụ (82% tổng số vụ là về xâm phạm nhãn hiệu) với tổng số tiền phạt là hơn 7,8 tỷ đồng năm 2008.

Theo số liệu không đầy đủ của các cơ quan hải quan, "từ tháng 7/2006- 2008, các cơ quan này đã tiếp nhận và xử lý 27 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất, nhập khẩu có liên quan đến SHTT; tạm dùng làm thủ tục hải quan, bắt giữ và xử lý 13 vụ với số tiền phạt 970 triệu đồng" [9]. Đa số các vụ trên là liên quan đến quyền tác giả và nhãn hiệu. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến năm 2008, đã có 8/10 đơn đề nghị cơ quan hải quan phối hợp khi phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT là liên quan đến nhãn hiệu:

Bảng 2.3: Đơn đề nghị cơ quan hải quan phối hợp phát hiện, xử lý hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu

STT Tên hàng hoá Nhãn hiệu Công ty yêu cầu

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)