Kiểm dịch động, thực vật và bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 68 - 70)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.4.2.Kiểm dịch động, thực vật và bảo vệ môi trƣờng

Theo luật kiểm dịch của Úc năm 2000, các thực phẩm đóng gói phải ghi đầy đủ các thông tin về dinh dưỡng như: hàm lượng chất béo, protein, năng lượng, muối, cacbonhydrate; nhãn mác phải ghi rõ thành phần % các chất chính và tất cả những chất có thể gây dị ứng.

Quy định kiểm dịch của Úc hạn chế nhập khẩu một lượng lớn nông sản và sản phẩm có liên quan đến thực phẩm. Một số biện pháp kiểm dịch liên quan đến điều kiện vệ sinh, sức khoẻ hiện đang bị các thành viên của WTO phản đối vì chúng gây khó khăn không đáng có cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Thực phẩm nhập khẩu vào Úc không chỉ phải đáp ứng các quy định kiểm dịch khi được bán tại nước này, mà còn phải tuân theo Hiệp định Tiêu chuẩn thực phẩm được ký kết giữa Úc và New Zealand.

Úc có những quy định vệ sinh nghiêm ngặt ảnh hưởng đến nhập khẩu hoa quả tươi và các quy định khác ảnh hưởng đến nhập khẩu thịt và gia cầm. Hầu hết các loại cây trồng, giống, vật nuôi, cá và các sản phẩm khác đều phải tuân theo yêu cầu kiểm dịch, đòi hỏi phải có những chứng nhận đặc biệt do các cơ quan thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp, chứng nhận hàng hoá đó đã đáp ứng các yêu cầu cụ thể theo quy định của Úc. Thêm vào đó, hầu hết những hàng hoá này phải được Chính phủ Úc cho phép nhập khẩu.

Nhập khẩu động vật sống phải tuân theo những quy định kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Kể cả việc nhập khẩu trâu, bò cho mục đích lấy giống, chăn nuôi cũng đều phải qua kiểm dịch.

Theo Luật Sâu bệnh trong hoa quả của Úc, hoa quả muốn nhập vào Úc phải được cấp giấy chứng nhận của cơ quan kiểm dịch thẩm quyền, xác nhận rằng không có sâu bọ vượt mức quy định trong phạm vi 80 km quanh khu vực trồng hoa quả đó trong vòng 12 tháng trước khi thu hoạch.

Hàng hoá được chuyển trong các container gỗ phải kèm theo một giấy chứng nhận chính thức của nhà xuất khẩu, tuyên bố thùng gỗ đó đã được sấy khô hoặc xông ngay trước khi vận chuyển để phù hợp với các quy định về kiểm dịch của Úc.

Thị trường Úc rất ưa chuộng hàng dệt may, thuỷ sản của Đông Nam Á. Tuy nhiên các hàng hoá này phải đáp ứng yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn

chất lượng. Muốn nhập hàng vào Úc, bên cạnh việc phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, tiêu chuẩn môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000, còn phải tuân thủ những quy định, điều luật hết sức chặt chẽ về bao bì, dư lượng kim loại nặng trong khuy, khoá kéo, trong thuốc nhuộm vải... và Chính phủ Úc còn lập những trang Web chuyên cung cấp những thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường, điều kiện sản xuất hàng may mặc, thuỷ sản xuất khẩu... ở các doanh nghiệp, quốc gia có xuất khẩu hàng sang thị trường Úc. Gần đây, Thái Lan và Indonesia đã bị Úc yêu cầu phải dán tem đạt tiêu chuẩn Eco Fiendly (tiêu chuẩn chứng tỏ sản phẩm không gây tác hại môi trường) lên sản phẩm. Những tiêu chuẩn, quy định này thực sự vượt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp làm hàng may mặc, thuỷ sản xuất khẩu ở các quốc gia đang phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, thuỷ sản Việt Nam, thì nhãn hiệu Eco Fiendly quả là còn xa lạ và chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được. Trong khi đó, các chiến dịch quảng cáo, những thông tin trên trang Web của Úc sẽ liên tục tuyên truyền về tác động tiêu cực của các sản phẩm không có dán nhãn mác sinh thái, khiến người tiêu dùng ở đây có thể sẵn sàng tẩy chay bất cứ sản phẩm nào không có nhãn hiệu đó.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 68 - 70)