Tranh chấp cá Sardine giữ Pêru và Liên minh châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 31 - 34)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

2.4.1. Tranh chấp cá Sardine giữ Pêru và Liên minh châu Âu (EU)

Trước năm 2000, EU là thị trường lớn tiêu thụ cá mòi xuất khẩu của Pêru. Tuy nhiên, từ tháng 2/1999, EU ban hành quy chuẩn kỹ thuật có số hiệu Regulation EEC 2136/99 đưa ra những chỉ tiêu kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt đối với cá mòi của Pêru nhập khẩu vào EU với tên thương mại “sardines” vì viện cớ rằng qua kiểm tra một số lô hàng, cá mòi Pêru có chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có dư lượng kháng sinh quá cao.

Ngày 20/3/2001, Pêru yêu cầu được làm việc với EU về quy định EEC 2136/99, và Pêru cho rằng quy định trên ngăn cản các nhà xuất khẩu của Pêru được tiếp tục xuất khẩu sản phẩm cá mòi của họ. Pêru giải trình rằng, căn cứ theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế của Codex (STAN 94-181 rev. 1995), cá mòi Pêru thuộc chủng loại “Sardinops sagax sagax”, và toàn bộ quy trình đánh bắt, chế biến đều được áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và các sản phẩm được kiểm tra định kỳ đều đạt các chỉ tiêu chất lượng của STAN 94-181 rev. 1995. Vì vậy, Pêru cho rằng Quyết định nêu trên của EU đã tạo ra rào cản kỹ thuật không công bằng cho

thương mại quốc tế, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Pêru ; đồng thời vi phạm các Điều 2, 12 của Hiệp định WTO-TBT, Điều 11:1 GATT 1994. Ngoài ra, Pêru tranh luận rằng Quy định của EU không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử, do đó vi phạm các Điều 1, 3 GATT 1994.

Theo yêu cầu của Pêru, tháng 7/2001, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSB) quyết định thành lập một đoàn bồi thẩm để giải quyết tranh chấp. Để đưa vụ tranh chấp lên tầm mức cao hơn, Pêru đã thuyết phục được Canada, Chilê, Côlômbia, Ecuador, Vênêzuêla, Hoa Kỳ cùng tham gia với tư cách bên thứ 3 có quyền lợi liên quan.

Ngày 11/9/2001, đoàn bồi thẩm được thành lập.

Ngày 2/3/2002, các bên tham gia tranh chấp đề nghị đoàn bồi thẩm hoãn tiến trình giải quyết quyết tranh chấp đến ngày 21/5/2002, phù hợp với quy định tại Điều 12.12 của DSU. Đoàn bồi thẩm đồng ý đề nghị này.

Ngày 29/5/2002, báo cáo của đoàn bồi thẩm được chuyển tới các bên liên quan. Đoàn bồi thẩm kết luận rằng Quy định của EU không phù hợp với Điều 2.4 Hiệp định WTO-TBT.

Ngày 28/6/2002, EU thông báo quyết định kháng cáo kết luận của đoàn bồi thẩm lên cơ quan phúc thẩm. Sau đó, vào tháng 9/2002 báo cáo của cơ quan phúc thẩm được gửi tới các bên liên quan, theo đó cơ quan phúc thẩm kết luận:

a. kháng cáo của EU tại đơn kiện ngày 28/6/2002 là hợp lệ và được tiếp nhận;

b. ủng hộ kết luận của đoàn bồi thẩm, theo điểm 7.35 trong báo cáo của đoàn bồi thẩm thì Quy định EU là một “quy chuẩn kỹ thuật” thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định WTO-TBT;

c. đồng ý với kết luận của đoàn bồi thẩm, căn cứ Điều 2.4 Hiệp định WTO-TBT điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật đang có hiệu lực, trong đó bao gồm cả dạng Quy định nêu trên của EU;

d. đồng ý với quan điểm của đoàn bồi thẩm tại thông báo của đoàn bồi thẩm, theo đó Tiêu chuẩn Codex Stan 94 là “tiêu chuẩn quốc tế liên quan” theo quy định tại Điều 2.4 của Hiệp định WTO-TBT;

e. sửa lại kết luận của bồi thẩm đoàn tại điểm 7.52 trong báo cáo của đoàn bồi thẩm, rằng, theo điểm 2 của Điều 2.4 Hiệp định WTO-TBT, EU không có trách nhiệm chứng minh rằng Codex Stan 94 là “một công cụ không thích hợp hoặc không hiệu quả để EU thực hiện các mục tiêu hợp pháp của mình thông qua Quy định EU”. Thay vào đó, Pêru phải có trách nhiệm chứng minh rằng Codex Stan 94 là công cụ hiệu quả và thích hợp để hoàn thành các mục tiêu hợp pháp của EU; ủng hộ kết luận của đoàn bồi thẩm rằng Pêru đã viện dẫn những bằng chứng pháp lý đúng đắn chỉ ra rằng Codex Stan 94 là công cụ hiệu quả và thích hợp để hoàn thành các mục tiêu hợp pháp của EU;

f. bác bỏ khiếu nại của EU rằng đoàn bồi thẩm không tiến hành một “đánh giá khách quan các chứng cứ của vụ tranh chấp” theo quy định Điều 11 DSU.

Vì vậy, cơ quan phúc thẩm ủng hộ kết luận của đoàn bồi thẩm rằng Quy định của EU không phù hợp với Điều 2.4 Hiệp định WTO-TBT; yêu cầu EU phải rà soát lại Quy định EC 2136/99 (phần nội dung trái với Điều 2.4 Hiệp định TBT) theo hướng quy định nghĩa vụ của EU phù hợp với quy định của Hiệp định TBT.

Tại cuộc họp của DSB tháng 11/2002, EU tuyên bố rằng họ đang tiến hành các công việc nhằm tuân thủ các quyết định và khuyến nghị của DSB

theo hướng thực hiện các nghĩa vụ EU phù hợp với luật lệ WTO, đặc biệt là Điều 2.4 của Hiệp định TBT. Tuy nhiên, EU tuyên bố rằng họ cần có một khoảng thời gian hợp lý để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật trong quy định liên quan cho phù hợp với nghĩa vụ thành viên WTO được quy định tại Hiệp định TBT. Ngoài ra, EU cũng sẵn sàng đàm phán với Pêru và các nước liên quan khác, theo Điều 21.3 của DSU, để đạt được thoả thuận về khoảng thời gian cần thiết cho việc thực hiện các quyết định và khuyến nghị của DSB.

Ngày 19/12/2002, Pêru và EU thông báo tới DSB rằng họ đã đồng ý thời gian để EU thực hiện các quyết định, khuyến nghị của DSB sẽ kết thúc vào ngày 23/4/2003.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)