Tiêu chuẩn môi trƣờng

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 65)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.3.3. Tiêu chuẩn môi trƣờng

Vấn đề môi trường được sự quan tâm cao của Chính phủ và người tiêu dùng Nhật Bản; đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật.

Hiện nay, Cục Môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại tới môi sinh (đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu), các hiệp hội tiêu dùng Nhật tuyên bố họ sẵn sàng bỏ tiền mua các loại thực phẩm sạch được sản xuất trong nhà kính với công nghệ cao, dù cho giá thành có đắt gấp hàng chục lần sản phẩm nhập khẩu cùng loại nhập từ các nước ngoài mà không đáp ứng được các chỉ tiêu kiểm tra mức ô nhiễm môi trường nghiêm ngặt của Nhật Bản. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng tiêu chuẩn môi trường là một rào cản rất khó vượt qua đối với hàng hoá muốn đứng được trên thị trường Nhật, đặc biệt là hàng hoá từ các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo luật pháp Nhật Bản, sản phẩm sau khi kiểm tra, xác định là không gây hại môi trường thì sẽ được đóng dấu sinh thái “Ecomark”. Để có được dấu Ecomark, sản phẩm đó phải thoả mãn ít nhất một trong những tiêu chí sau:

- Việc sử dụng sản phẩm này không gây ô nhiễm môi trường, nếu có

thì phải thoả mãn được các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn môi trường liên quan.

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích, cải thiện cho môi trường.

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc ảnh hưởng rất ít, ở mức độ cho phép.

- Sử dụng sản phẩm đó sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Mấy năm gần đây, ngày càng nhiều hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan bị khách hàng Nhật Bản từ chối hoặc phải bồi thường do không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe để đạt được dấu Ecomark - một dạng rào cản thương mại “xanh”. Nếu như tình trạng này đã xảy ra đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan thì tất yếu sẽ xảy ra đối với Việt Nam. Như vậy là, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi từng bước rỡ bỏ được các rào cản thuế quan, thì rào cản thương mại “xanh” - greentrade barrier là một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng vào các thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh các loại tiêu chuẩn trên, khi hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật còn bị điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật về công tác kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà kinh doanh phải bồi thường đối với thiệt hại do sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, ví dụ như Điều 16 Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản quy định rằng những ai muốn nhập khẩu hải sản với mục đích kinh doanh, trước

hết phải trình bản khai báo cho cơ quan kiểm dịch cửa khẩu nơi nhập hàng. Thông tin từ mẫu khai báo và hồ sơ kỹ thuật kèm theo như giấy chứng nhận y tế, kết quả thử nghiệm và ngày kiểm tra trước đối với cùng loại thử phẩm được kiểm tra để quyết định có kiểm tra với mỗi sản phẩm đó hay không. Một điểm rất phiền phức là việc đưa mẫu đi thử nghiệm chất lượng phải được tiến hành ở phòng thí nghiệm được chỉ định tại Nhật Bản hoặc phòng thí nghiệm ở nước xuất xứ mà đã được Tổ chức Công nhận Quốc tế (ILAC) thừa nhận. Quy định này gây nhiều khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)