Quy định về ghi nhãn, bao gói đối với hàng hoá nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 70)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.4.3. Quy định về ghi nhãn, bao gói đối với hàng hoá nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu vào Úc phải được ghi nhãn đầy đủ các thông tin cần thiết bằng tiếng Anh. Nhãn hàng hoá phải cung cấp đầy đủ thông tin về:

- Nơi sản xuất;

- Nhà sản xuất;

- Thông tin về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng.

Ngoài ra, một số mặt hàng thực phẩm cũng phải ghi các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và thành phần liên quan như đã nêu tại phần trên.

Trên nhãn sản phẩm cũng cần phải ghi rõ các thông tin mô tả thương mại một cách trung thực, gồm:

- Ký tự trên bao bì phải dễ đọc và in nổi;

- Nhãn mác gắn trên hàng hoá phải ở vị trí dễ thấy;

- Số lượng, trọng lượng hàng phải được ghi trung thực trên phần chính của bao bì bằng hệ đo lường quốc tế Mét.

Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá kinh tế là không thể đảo ngược và dự kiến cuối năm 2006 hoặc đầu năm 2007, Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Các doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại và phát triển trong vòng xoáy của cuộc cách mạng như vũ bão về khoa học kỹ thuật, sự tiến triển đa dạng và nhanh chóng của thị trường cùng với sự thay đổi quan niệm các giá trị mới về phát triển bền vững. Doanh nghiệp thành công của thế kỷ XXI là doanh nghiệp mang tính xã hội cao, tạo ra được nhiều lợi nhuận, đem lại nhiều lợi ích vật chất và tinh thần cho xã hội, người lao động, phát triển trên nền tảng một môi trường sinh thái bền vững... và là doanh nghiệp của mọi người.

Thực tiễn xuất khẩu hàng hoá vào một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ... cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải đối mặt với một số loại rào cản kỹ thuật sau: chứng chỉ áp dụng ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18000, SA 8000, HACCP, GMP, nhãn hoặc mác sinh thái như GAP, Ecomark, Eco Friendly... . Nhưng bên cạnh đó, còn có những rào cản mà chưa được nói đến, những rào cản vô hình trong chính nội bộ của chúng ta và nhiều khi lại là những rào cản gây khó khăn khôn lường cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình hội nhập, đó là việc chính các doanh nghiệp của ta chơi xấu nhau để tranh giành hợp đồng xuất khẩu hoặc do trình độ hạn chế của các chuyên gia Việt Nam trong các cuộc đàm phám song phương hoặc đa phương. Gần đây, nhiều đại biểu Quốc hội chuyên

trách đã đề nghị nên có hình thức kỷ luật thích đáng những người có trách nhiệm ký các hiệp định với nước ngoài gây hậu quả xấu hay bất lợi đối với nước nhà. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng ta nhận thấy, phần lớn là do lợi ích cục bộ doanh nghiệp và trình độ của các chuyên gia đi đàm phán còn hạn chế, trong đó có cả vấn đề yếu ngoại ngữ. Nếu chúng ta có chế tài xử phạt những người ký kết các văn bản gây bất lợi cho nước nhà thì xem ra, với tình hình hiện nay khó thực hiện. Để chấm dứt tình trạng trên, chỉ có một con đường duy nhất là chúng ta phải làm tốt công tác tuyển chọn được những người có tài thực sự vào bộ máy công quyền. Chỉ có thế thì doanh nghiệp Việt Nam mới không bị đẩy vào tình trạng như bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã nhận xét: “Doanh nghiệp Việt Nam không ngại những đối thủ nặng ký và thủ đoạn trên thương trường quốc tế, mà sợ nhất những cản trở bắt nguồn từ văn hoá kinh doanh thấp kém và một môi trường kinh doanh bất ổn do thiếu minh bạch trong chính sách. Đây chính là khe hở làm nảy sinh tiêu cực đối với cả nhà quản lý và doanh nghiệp”

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)