Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: về lĩnh vực này, việc áp dụng hệ thống phân tích & xác định các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn (Hazard

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 56 - 58)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.2.4.Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: về lĩnh vực này, việc áp dụng hệ thống phân tích & xác định các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn (Hazard

thống phân tích & xác định các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn (Hazard Analysis Critical Control Point - HACCP) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản, thực phẩm của các nước đang phát triển muốn xuất hàng hoá của mình vào được thị trường EU.

HACCP là hệ thống phân tích các nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình sản xuất thực phẩm. Nó được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến… tập trung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống nhằm phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn.

HACCP có 7 nguyên tắc, không phải tập trung vào cải tiến thiết bị công nghệ như mọi người thường nghĩ mà chủ yếu quan tâm đến các biện pháp quản trị, bao gồm:

a) Phân định rõ sự nguy hiểm có thể xảy ra trong mọi công đoạn sản xuất (nuôi trồng, thu hoạch, xử lý sản xuất, phân phối tiêu thụ). b) Xác định các điểm (công đoạn, thủ tục) tới hạn (Control Critical

Point - CCP) mà tại đó cần có các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, khống chế nhằm hạn chế mức độ nguy hiểm tới mức có thể chấp nhận được.

c) Thiết lập các ngưỡng tới hạn (ngưỡng phân định giữa chấp nhận và không chấp nhận) để đảm bảo rằng các CCP phải được khống chế. d) Thiết lập hệ thống theo dõi thường xuyên tại các CCP.

e) Thiết lập các hoạt động khắc phục tại các CCP.

f) Thiết lập hệ thống kiểm định hệ thống HACCP vận hành tốt.

g) Thiết lập hệ thống tài liệu có liên quan, lập báo cáo đánh giá mức phù hợp với các nguyên tắc trên trong quá trình thực hiện.

Như đã phân tích tại phần rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn và cơ chế kiểm dịch, vệ sinh thực phẩm giữa EU và Hoa Kỳ cũng có sự khác biệt. Mặc dù hai bên đã ký thoả thuận về công nhận song phương trong lĩnh vực kiểm dịch nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Hoa Kỳ vẫn gặp phải các rào cản kỹ thuật được ẩn dưới dạng các yêu

cầu, chỉ tiêu khoa học kỹ thuật về kiểm soát các loại bệnh dịch, hoócmôn tăng trưởng, hàm lượng độc tố… đối với hàng nông sản, gia súc, gia cầm cũng như không tuân thủ các nguyên tắc về khu vực kiểm soát nhập khẩu.

Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản tại Hội thảo về Rào cản kỹ thuật trong thương mại do Dự án MUTRAP (Liên minh EU tài trợ) tổ chức tại Hà Nội ngày 12/4/2006, trong thời gian qua, chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường EU đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Trước năm 2000, chỉ có 12 doanh nghiệp Việt Nam được EU công nhận năng lực xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này; như đến cuối tháng 12/2005, số doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU đã vượt trên 300 doanh nghiệp với doanh thu hơn 2 tỷ USD trong năm 2005. Theo đánh giá của Bộ Thuỷ sản, một trong những lý do chính khiến cho lượng hàng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tăng mạnh tại thị trường EU là do các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của ta đã áp dụng thành công hệ thống kiểm soát HACCP, và Bộ Thuỷ sản đã chủ động mời các cơ quan thẩm quyền, chuyên gia EU trực tiếp sang Việt Nam thị sát, kiểm tra các vùng nguyên liệu, cơ sở xuất khẩu. Phương thức này đã tạo được lòng tin cao của các nhà nhập khẩu EU đối với thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 56 - 58)