Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 73 - 78)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.5.1.1.Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn là công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình. Hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta đã tồn tại hơn 40 năm, gắn bó chặt chẽ với các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quy định của Pháp luật Chất lượng Hàng hoá 1999, hệ thống tiêu chuẩn của nước ta có ba cấp, gồm:

- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): do Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành, và áp dụng trong phạm vi cả nước.

- Tiêu chuẩn ngành (TCN): do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành, áp dụng trong một lĩnh vực, ngành chuyên môn.

- Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): được các công ty, tổ chức, hiệp hội xây dựng và áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.

Tính đến tháng 5/2006, tiêu chuẩn quốc gia đang có hiệu lực áp dụng là 6236 TCVN, tiêu chuẩn ngành là trên 4000 tiêu chuẩn, và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở do các công ty, tổ chức, hiệp hội xây dựng. Hệ thống tiêu chuẩn này là công cụ hữu hiệu phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nói riêng.

Ở cấp độ tiêu chuẩn quốc gia, đã có 1594 TCVN được hài hoà tiêu chuẩn quốc tế (chủ yếu là hài hoà với tiêu chuẩn ISO, IEC, ITU, Codex, ASTM, BS …) chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng số TCVN hiện có, so với mức độ hài hoà tiêu chuẩn trong khu vực là tương đối thấp (Philippine –

60%, Thái Lan – 45%, Malaysia – 47%, Singapore 54%). Về cơ chế xây

dựng TCVN, từ năm 1994 chúng ta đã chuyển hẳn sang việc xây dựng TCVN thông qua các Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn phù hợp với hướng dẫn của ISO (trước đây do các chuyên gia kỹ thuật đảm trách). Việc sử dụng phương pháp mới đã mang lại những kết quả rõ rệt: thời hạn xây dựng tiêu chuẩn được rút ngắn, chất lượng được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam có 128 Ban kỹ thuật (thành lập trên cơ sở tham khảo các Ban kỹ thuật của ISO) bao quát khá rộng các lĩnh vực và đối tượng tiêu chuẩn hoá.

(nguồn: Báo cáo tổng hợp của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam –

2/2006)

Với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tiêu chuẩn như hiện nay vẫn chưa đáp ứng kịp đòi hỏi phát triển khách quan của kinh tế – xã hội. Các quy định của Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 không phù hợp với các quy định của quốc tế về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của các nước khác như phân cấp tiêu chuẩn, hiệu lực áp dụng của tiêu chuẩn, thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, thủ tục nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia v.v... thể hiện ở những

điểm cụ thể sau đây:

- Đặc điểm nổi bật của hệ thống tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá hiện hành mang đậm dấu ấn của một hệ thống theo phương thức tiếp cận từ trên xuống. Hệ thống này hoàn toàn thích hợp với nền kinh tế tập trung, trong đó tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh) đều phải bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành. Dù hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường, song hệ thống tiêu chuẩn của chúng ta vẫn chưa theo kịp với cơ chế quản lý kinh tế mới. Nhiều tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành chưa thực sự đi vào đời sống của sản xuất, kinh doanh. Đại đa số các doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu của đất nước, trong đó có cả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh ít quan tâm áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam, mà thường áp dụng các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn Hoa Kỳ – ASTM hoặc tiêu chuẩn do chính công ty họ tự xây dựng. Họ gần như chưa tham gia vào hoạt động Tiêu chuẩn hoá quốc gia của Việt Nam.

- Hoạt động của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Ban kỹ thuật hầu như làm thay vai trò xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn của các tổ chức, cá nhân, trong khi chức năng nhiệm vụ chính của Ban kỹ thuật là thẩm xét và thống nhất ý kiến của các bên liên quan đối với dự thảo tiêu chuẩn dường như bị mờ nhạt. Với vai trò của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia.

- Mặt khác, các cơ chế, chính sách hiện hành chưa tạo điều kiện thúc đẩy quá trình rà soát, sửa đổi và xây dựng mới tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng không đủ tiêu chuẩn phục vụ yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh; nhiều tiêu chuẩn lạc hậu so với thực tiễn, mức độ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế còn thấp. Chưa có cơ chế, chính sách,

biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động xây dựng tiêu chuẩn để thu hút các nguồn lực của xã hội tham gia. Có một thực tế đáng phải suy nghĩ là tại các nước khác như Nhật Bản, EU, Úc… hay kể cả Trung Quốc, việc thành viên ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đến từ các doanh nghiệp là một việc phổ biến. Tại Nhật Bản hay EU, chủ tịch các ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn quốc gia là giám đốc các công ty có uy tín cũng là việc bình thường. Chính điều này góp phần nâng cao chất lượng tiêu chuẩn xây dựng, bám sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có tiếng nói sâu hơn vào quá trình hình thành tiêu chuẩn quốc gia. Thế nhưng tại Việt Nam lại ngược lại, các thành viên ban kỹ thuật chủ yếu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm ứng dụng… khiến cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn mang nặng tính hàn lâm, thiếu hơi thở của đời sống kinh tế sôi động.

- Những khiếm khuyết trên đã tạo ra những cản trở và gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường khu vực và thế giới, đặc biệt thị trường của các nước công nghiệp phát triển.

3.5.1.2. Quy định về ghi nhãn, bao gói đối với hàng hoá nhập khẩu

Theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30/8/1999 về ghi nhãn hàng hoá, thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam phải ghi nhãn bằng tiếng Việt. Nhà sản xuất thực hiện ghi nhãn từ nước ngoài trên nhãn gốc theo yêu cầu của nhà phân phối sản phẩm tại Việt Nam hoặc nhà phân phối sẽ dùng nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo nhãn gốc tiếng nước ngoài (Điều 5). Nhãn hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có những thông tin sau:

- Tên hàng hoá;

- Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; - Định lượng của hàng hoá;

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng & bảo quản;

- Xuất xứ hàng hoá.

Việc dán nhãn lên sản phẩm phải ở vị trí dễ đọc, dễ thấy. Nếu hàng hoá là thực phẩm đóng gói sẵn, mỹ phẩm, dược phẩm có từ hai thành phần cầu tạo trở lên thì phải ghi đầy đủ tên thành phần đó lên nhãn hàng hoá (Điều 9).

Ngoài ra, đối với việc kiểm soát chất lượng bao gói bên ngoài, nếu thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam được đóng gói bằng chất dẻo thì yêu cầu các bao bì chứa hàng hoá đó phải được kiểm tra tại cơ sở và được cấp giấy chứng nhận chất lượng đáp ứng các chỉ tiêu kiểm soát các thành phần Cadimi, chì, kim loại nặng, cặn khô, hợp chất thiếc dibutyl, vinyl clorua… theo TCVN 5614:1999 (Quyết định 3339/QĐ-BYT ngày 30/7/2001 của Bộ Y tế).

Các quy định về ghi nhãn của Việt Nam về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế về ghi nhãn hàng hoá. Tuy nhiên, có một vấn đề được các nước rất quan tâm và kiểm soát chặt chẽ là việc ghi rõ các thành phần chuyển đổi gien, thành phần có thể gây dị ứng cho người sử dụng… thì pháp luật của ta lại chưa quy định. Hơn nữa, các nhà quản lý của ta cũng chưa nhìn nhận đây là một phương cách hiệu quả và khá linh hoạt để tạo ra rào cản thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản. Ví dụ, khi nhập khẩu vào thị trường EU, Úc và Niu Zi Lân: các thành phần thực phẩm mà có chứa tối thiểu 1% thành phần chuyển gien được phát triển thông qua các kỹ thuật biến đổi di truyền (dựa trên các biện pháp tính toán DNA/protein) thì phải ghi nhãn; còn tại Canađa, tất cả các loại hàng hoá có tính gây dị ứng, có sự thay đổi về thành phần hay dinh dưỡng thì phải được ghi nhãn đặc biệt.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 73 - 78)