- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO
3.4.4.1. Tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá
Trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng, có một đặc điểm đáng lưu ý là Úc và New Zealand đã ký kết một Hiệp định chung về Tiêu chuẩn & Chất lượng vào tháng 10/1990, theo đó hai nước thống nhất việc thiết lập chung một cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, cơ quan kiểm dịch và áp dụng thống nhất trên lãnh thổ hai nước này các biện pháp, cơ chế kiểm soát chất lượng hàng hoá.
Cách tiếp cận hiệp định tương tự giống như đối với thị trường nội địa của Liên minh châu Âu: một sản phẩm có thể bán trên toàn liên bang nếu nó đáp ứng các quy định về bán hàng ở ít nhất một bang hoặc một lãnh thổ. Tuy nhiên, ở những khu vực còn lại, những nơi khối thịnh vượng chung và Liên bang có chung trách nhiệm thiết lập tiêu chuẩn thì việc thâm nhập thị trường cũng tốn kém hơn. Điều này rất quan trọng vì khả năng đáp ứng toàn bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau không phải bao giờ cũng dễ dàng.
Tại một số tiểu bang, các tiêu chuẩn có thể có những điểm khác biệt. Thêm vào đó, ngay cả khi có một Hiệp định chung thống nhất về công tác tiêu chuẩn trong các bang, thì việc giải thích luật hoặc thực thi luật không phải bao giờ cũng giống nhau.
Mặc dù Úc là thành viên của WTO từ lâu, nhưng nước này vẫn duy trì những tiêu chuẩn riêng biệt và quy định đặc thù về mẫu mã đối với ôtô, các bộ phận phụ tùng ôtô, thiết bị điện, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, máy móc và thiết bị công nghiệp khác. Theo giải thích của các chuyên gia tiêu chuẩn Úc, việc duy trì những quy định riêng trên là do đặc thù địa lý và khí hậu của nước này do bao quanh là đại dương (độ ẩm cao, do đó đòi hỏi các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm phải cao, đặc biệt đối với các chỉ tiêu an toàn cho thiết bị điện - điện tử), mặt khác Úc tự hào là một nước có nền khoa học kỹ thuật cao, hoạt động tiêu chuẩn hoá phát triển mạnh, do đó tiêu chuẩn của họ không cần phải hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế mà chính tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài phải tham khảo và hài hoà với tiêu chuẩn của Úc.