CÁC MỐC THỜI GIAN ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 45 - 47)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.2.CÁC MỐC THỜI GIAN ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Trong khuôn khổ đàm phán đa phương, các nước khẳng định quan điểm của mình, đàm phán các cam kết có giá trị áp dụng chung và tổng kết các thành quả của các cuộc đàm phán song phương. Đàm phán đa phương thường ngắn, chỉ mang tính chất chính thức hóa những cam kết song phương. Đàm phán song phương mới thực sự gay go quyết liệt (theo thông báo của WTO, có 27 thành viên WTO tham gia đàm phán song phương với Việt Nam, tính đến thời điểm đầu tháng 5/2006, Việt Nam chỉ còn đám phán duy nhất với Hoa Kỳ). Đàm phán song phương được tiến hành trước hoặc ngay sau các phiên họp đa phương. Theo quy định của WTO chỉ cần 2/3 tổng số thành viên WTO bỏ phiến ủng hộ là nước xin gia nhập có thể chính thức là thành viên của tổ chức này. Nhưng trong thực tiễn, nước xin gia nhập chỉ có thể được kết nạp sau khi đã đạt được thỏa thuận tại tất cả các cuộc đàm phán song phương.

3.2. CÁC MỐC THỜI GIAN ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM VIỆT NAM

Ngày 12/1/1995: chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO.

Tháng 2/1996: Nhóm Công tác của WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.

Tháng 2-7/1998: Hoàn thành phần trả lời câu hỏi về thương mại hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Tháng 7/1998-tháng 11/2000: 4 phiên họp của Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức, tập trung vào minh bạch hoá chính sách kinh tế-thương mại của Việt Nam.

Tháng 4/2002: Phiên họp 5 với Nhóm Công tác được tổ chức, là phiên họp đầu tiên của giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường.

Tháng 5/2003: Phiên họp 6 với Nhóm Công tác được tổ chức. Nhìn chung các nước đều ủng hộ ta gia nhập WTO và tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho ta (như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về chuyên môn, kỹ năng đàm phán …). tại Phiên họp 6, lần đầu tiên vấn đề TBT được đưa ra bàn đàm phán, Việt Nam đã trình bản kế hoạch hành động của Việt Nam về cam kết triển khai Hiệp định TBT-WTO khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Trên cơ sở các góp ý của WTO và các đối tác đàm phán tại Phiên 6, Việt Nam đã sửa lại Bản kết hoạch hành động TBT.

Từ ngày 2/12/2003 đến 12/12/2003 đã diễn ra phiên họp 7 tại trụ sở của WTO ở Giơnevơ (Thụy Sĩ). Vấn đề TBT không nằm trong chương trình nghị sự của phiên 7, phiên họp này tập trung đàm phán về thuế và dịch vụ.

Ngày 9 - 19/6/2004 - phiên đàm phán 8 tập trung vào các bản chào tiếp cận thị trường dịch vụ và thương mại của Việt Nam, 63 thành viên WTO tham gia đàm phán đa phương với Việt Nam đã hoan nghênh Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc đưa ra bản chào tiếp cận thì trường mới đối với hàng hoá và dịch vụ, và các chương trình hành động của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc chung của các Hiệp định WTO.

Ngày 15 - 20/12/2004 – Phiên đàm phán 9 tập trung bàn thảo các nội dung về hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, hệ thống hàng rào thuế

quan và phi thuế quan, giấy phép xuất khẩu, hệ thống hai giá. Tại phiên đàm phán 9, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao với những cam kết mở cửa thị trường mới và chương trình xây dựng văn bản pháp luật mới có nhiều tiến bộ.

Ngày 15 - 18/9/2005: Phiên đàm phán 10 tập trung xem xét, bàn từng điểm của Bản dự thảo lần 1 báo cáo gia nhập WTO của Việt Nam (DR) của Ban công tác về việc gia nhập WTO. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình thương lượng suốt 10 năm qua của Việt Nam. Bản dự thảo này đánh dấu nỗ lực lớn và cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Ngày 22 - 28/3/2006: Tại phiên 11, nội dung đàm phán đa phương lần này tiếp tục tập trung làm rõ các vấn đề chính sách trợ giá, trợ cấp công nghiệp, dịch vụ, quyền kinh doanh... . Ban Công tác cũng đã tập trung rà soát lại chương trình xây dựng pháp luật, tiến trình và kết quả đàm phán song phương của Việt Nam, bản dự thảo báo cáo của Ban Công tác (DR).

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm theo yêu cầu của các thành viên như làm rõ hơn, chi tiết hơn nhiều lĩnh vực, nhất là vấn đề sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường thương mại dịch vụ, thương quyền, chức năng, vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu kinh tế. Tại phiên đàm phán này, Việt Nam không đề ra mốc thời hạn gia nhập mà chỉ yêu cầu mong muốn kết thức sớm vòng thương lượng với các đối tác WTO.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 45 - 47)