Nhãn hiệu hàng hoá, bao gói sản phẩm

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 62)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.3.1.Nhãn hiệu hàng hoá, bao gói sản phẩm

Đóng gói, ký mã hiệu và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa quan trọng tới việc thông quan suôn sẻ vào thị trường Nhật. Các vật liệu đóng gói bằng rơm, rạ bị nghiêm cấm. Luật Đo lường Nhật Bản quy định toàn bộ các hàng hoá nhập khẩu và chứng từ chuyên chở phải ghi rõ trọng lượng và đo bằng hệ đo lường hợp pháp Mét của Tổ chức Đo lường Pháp quyền Quốc tế (OIML), do đó một số loại hàng hoá áp dụng hệ đo lường quốc tế Inch sẽ không được nhập vào Nhật Bản. Một số chủng loại sản phẩm như nước giải khát, thực phẩm… phải có nhãn xuất xứ khi nhập vào Nhật Bản. Các nhãn ghi sai hoặc có dấu hiệu gian dối như nêu tên, khu vực, vì chưa nêu rõ nước xuất xứ và/ hoặc tên nhà sản xuất đều không được chấp nhận.

Các mặt hàng mà luật pháp Nhật Bản yêu cầu bắt buộc phải dán nhãn gồm bốn chủng loại sau: Hàng dệt may, máy móc thiết bị, sản phẩm nhựa, hàng gia dụng. Vì tất cả những quy định này áp dụng cụ thể với từng loại sản phẩm riêng biệt, nên điều quan trọng mà doanh nghiệp nên làm là cần phối hợp chặt chẽ với một nhà nhập khẩu hoặc đại lý Nhật để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu phức tạp mà phía Nhật đặt ra.

Việc trình bày và đóng gói sản phẩm là khâu rất quan trọng thể hiện ý tưởng và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng Nhật, vốn là những người rất coi trọng việc trình bày. Các thông tin và lưu ý khi sử dụng sản phẩm là những yêu cầu không thể thiếu được trên bao bì của sản phẩm nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 62)