Quy định về kiểm dịch động, thực vật

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 78 - 79)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.5.1.3. Quy định về kiểm dịch động, thực vật

Theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật ban hành ngày 08/8/2001, tất cả những đối tượng nằm trong Danh mục phải kiểm dịch thực vật khi quá cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam, đều phải tiến hành khai báo đầy đủ thông tin cho cơ quan thẩm quyền về: chủng loại, thành phần chất lượng, số lượng, nơi xuất xứ … , cơ quan kiểm dịch thẩm quyền sẽ căn cứ vào những thông tin trên để quyết định địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch (các Điều 15, 22).

Quy định kiểm dịch của Việt Nam hạn chế nhập khẩu một lượng lớn nông sản và sản phẩm có liên quan đến các loại sinh vật lạ có khả năng gây hại và đất có sinh vật đó (Điều 27). Tuy nhiên, một đối tượng được nhiều nước như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Niu Zi Lân… kiểm dịch rất nghiêm ngặt là các bao bì, container chứa hàng làm bằng gỗ lại chưa nằm trong đối tượng kiểm dịch của ta.

Về kiểm dịch động vật, Pháp lệnh Thú y 2004 quy định các tổ chức, cá nhân mang động vật, sản phẩm động vật theo người vào Việt Nam phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu để kiểm dịch. Động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú ý hoặc thuộc diện cấm nhập khẩu phải được xử lý như buộc tiêu huỷ hoặc trả động vật về nơi xuất xứ.

Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật phải khai báo trước với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền của Việt Nam. Căn cứ vào tính chất, số lượng, chủng loại động vật, cơ quan kiểm dịch thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và theo dõi cách ly kiểm dịch.

Việc kiểm dịch phải được tiến hành sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm do cơ quan kiểm dịch quy định. Thời gian kiểm dịch không quá 10 ngày. Sản phẩm động vật, đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Pháp lệnh Thú y 2004 sẽ được cơ quan thú y thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để tiến hành thủ tục hải quan (Điều 24, 28 Pháp lệnh Thú y 2004).

Tuy nhiên, trong thực tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cở sở hạ tầng trang thiết bị kiểm dịch đặt tại các cửa khẩu của ta còn rất thiếu và yếu, vấn đề kiểm dịch động, thực vật chủ yếu tiến hành trên giấy tờ khai báo về kiểm dịch khi tiến hành thủ tục thông quan; đặc biệt tại khu vực cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc một số lượng lớn hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch như hoa quả tươi, cây giống, con giống, gia cầm, sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu tiểu ngạch vào Việt Nam lại chưa được áp dụng các biện pháp kiểm dịch thích đáng. Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều về một lượng lớn gà, vịt, trứng gia cầm có xuất xứ từ Trung Quốc bị nhiễm H5N1 nhập lậu tràn lan vào thị trường Việt Nam mà không qua kiểm dịch. Điều này tác động xấu đến công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn sức khoẻ trong nước.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)