- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO
2.4.3. Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu sản phẩm thịt bò từ Hoa Kỳ
Chúng ta đều biết với công nghệ chăn nuôi phát triển vượt bậc, trong ngành chăn nuôi bò ở Hoa Kỳ, các chất kích thích sinh trưởng được sử dụng đại trà, chiếm tới 60% tổng số đàn gia súc. Tỷ lệ này có thể đạt tới 100% trong những trường hợp nuôi vỗ béo trong chuồng gia súc. Đây cũng là thực tế thường gặp tại phần lớn các nước xuất khẩu gia súc, gia cầm trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, các hoócmôn kích thích tăng trưởng như Micosorb, Bio-mos, Nupro, Sel-plex… được sử dụng rộng rãi dưới hình thức cấy vào tế bào dưới da của con bò, giúp chúng phát triển nhanh hơn, hạn chế được tỷ lệ mỡ, nâng cao tỷ lệ nạc, làm tăng cao giá trị thương phẩm và giúp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi, vỗ béo và còn được các nhà khoa học Hoa Kỳ tuyên bố là không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng các sản phẩm thịt bò.
Trong khi đó, tại Liên minh châu Âu, vấn đề sử dụng hoócmôn làm chất kích thích sinh trưởng đã bị cấm từ năm 1989. Quyết định cấm này ban đầu được đưa ra xuất phát từ yêu cầu bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng, nhưng ngày nay nó đang được sử dụng nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong EU (dù không sử dụng hoócmôn nhưng khối lượng sản xuất dư thừa trong Liên minh châu Âu cũng đã đạt mức cao). Quy định đó của Liên minh châu Âu được ban hành kèm theo biện pháp cấm nhập khẩu thịt được sản xuất có sử dụng chất kích thích sinh trưởng. Do đó, Hoa Kỳ là nước đầu tiên chịu sự tác động của biện pháp này và đã phản đối quyết liệt các căn cứ pháp lý áp dụng cho biện pháp đó.
Ngày 8 tháng 5 năm 1997, Hoa Kỳ đã đệ đơn lên WTO phản đối lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm thịt bò từ Hoa Kỳ và đề nghị WTO can thiệp vì họ cho rằng lệnh cấm nhập khẩu của EU thực chất là một biện pháp mang tính bảo hộ, là một dạng rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Hoa Kỳ đánh giá mức thiệt hại do biện pháp này gây ra đối với ngành xuất khẩu sản phẩm thịt bò của mình lên đến hàng trăm triệu USD.
Ngày 17 tháng 10 năm 1997, DSB quyết định thành lập một đoàn bồi thẩm để giải quyết tranh chấp giữa Hoa Kỳ và EU.
Phía Hoa Kỳ viện dẫn đến Hiệp định TBT, theo đó các nước thành viện WTO không được ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực sức khoẻ con người, trừ trường hợp chứng minh được sự tồn tại của những nguy cơ đặc thù. Trong khi đó, căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn của tổ chức thực phẩm quốc tế - Codex Alimentarius lại không thấy có những nguy cơ đặc thù nào đối với sức khoẻ con người gắn với việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng được phép sử dụng ở Hoa Kỳ.
Tháng 6/1998, trên cơ sở xem xét kết luận của một nhóm chuyên gia tư vấn do WTO thành lập để nghiên cứu những bằng chứng khoa học về
ảnh hưởng của hoócmôn sinh trưởng lên con người, đoàn bồi thẩm đã đánh giá rằng Liên minh châu Âu đã không đưa ra được các bằng chứng khoa học xác đáng để chứng minh được sự tồn tại của những nguy cơ liên quan đến 6 loại hoócmôn có liên quan, cho nên mức độ bảo hộ người tiêu dùng mà EU áp dụng là không có căn cứ và tạo ra một rào cản thương mại kỹ thuật, và yêu cầu EU phải rỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Hoa Kỳ. Tuy vậy, EU vẫn bảo vệ quan điểm của mình và kháng cáo lên WTO vì cho rằng những bằng chứng khoa học mà phía Hoa Kỳ và nhóm chuyên gia tư vấn WTO đưa ra chưa đủ tính chính xác khoa học, cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Trước những thiệt hại to lớn do lệnh cấm của EU gây ra, Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ, áp các mức thuế xuất cao để hạn chế một khối lượng nông sản tương đương của EU nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi có kháng cáo phúc thẩm, một bản phán quyết được tuyên vào tháng 2/1999. Phán quyết phúc thẩm này vẫn khẳng định việc EU cấm nhập khẩu thịt bò có chứa hoócmôn sinh trưởng là bất hợp pháp bởi không đưa ra được những cơ sở khoa học có tính thuyết phục. Tuy nhiên, phán quyết cũng sửa đổi lại nội dung các kết luận của đoàn bồi thẩm liên quan đến nghĩa vụ chứng minh theo hướng chuyển nghĩa vụ chứng minh cho bên có đơn kiện.
Tháng 5/1999, Liên minh châu Âu đã tuyên bố rỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Hoa Kỳ.
Trong vụ tranh chấp này, chúng ta có thể thấy có hai vấn đề lớn nổi lên mang tính thương mại: vấn đề chất lượng sản phẩm nhập khẩu và vấn đề tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Một mặt, những quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật cho phép nhà xuất khẩu, thương nhân cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm. Đây là phương tiện khắc phục những khiếm khuyết của thị trường do tình trạng nhiễu thông tin hay thông tin không thống nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, tiêu chuẩn chất lượng cũng là một yếu tố nằm trong chính sách mang tính chiến lược về bảo hộ những lĩnh vực nhạy cảm trong nước. Việc đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật khắt khe không chỉ tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu, mà đồng thời nó là công cụ hợp pháp, hữu hiệu tránh tối đa việc các sản phẩm cùng loại trong nước phải đối mặt cạnh tranh trực diện với sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là cạnh tranh qua giá. Trong bối cảnh đó, việc chọn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp đặt lên sản phẩm nhập khẩu là một vấn đề chiến lược được các chính phủ và hiệp hội sản xuất ưu tiên áp dụng.
Việc thúc đẩy hoạt động hài hoà, tương thích với các chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế phổ biến cũng là một phương cách giảm thiểu, hạn chế các rào cản kỹ thuật được dựng lên trong thương mại quốc tế. Việc các thành viên WTO có nghĩa vụ phải ký kết, triển khai các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh động thực vật (SPS) đã thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các nền văn hoá, địa lý, lịch sử, mỗi nước cũng có những truyền thống, đặc thù kinh tế riêng; do đó những yếu tố này cũng làm hạn chế việc hài hoà, hợp nhất tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế, đồng thời duy trì các quy định mang đặc thù quốc gia mà ở một khía cạnh nhất định có thể được xem là có tính bảo hộ.
Như vậy, vấn đề hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã và sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu đặc biệt là đối với những
doanh nghiệp của nước đang phát triển do những hạn chế về tài chính, trình độ công nghệ lạc hậu, nhận thức chưa đầy đủ của họ về rào cản thương mại. Trong trường hợp này, một cơ chế thừa nhận lẫn nhau các kết quả giám định chất lượng hoặc một cơ chế công nhận nhẫn lẫn nhau tiêu chuẩn tương đương sẽ là câu trả lời đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng về đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn sản phẩm; đồng thời vẫn bảo đảm được tính đa dạng của sản phẩm, có tính đến những đặc điểm đặc thù của mỗi quốc gia.
Qua thực tế các vụ tranh chấp WTO liên quan tới rào cản kỹ thuật nêu trên, chúng ta nhận thấy đa phần các rào cản kỹ thuật bị đưa ra khiếu nại tại WTO chủ yếu là do các nước công nghiệp phát triển tạo nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã mang lại nhiều thay đổi tích cực và có lợi cho các nước kém phát triển. Trong một cơ chế vận hành dựa trên cơ sở luật pháp thương mại quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh, các nước kém phát triển vốn ở một vị thế yếu hơn so với các nước công nghiệp phát triển đã có được cơ chế bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn so với hệ thống được điều chỉnh bằng quyền lực, phục vụ lợi ích cục bộ. Cũng chính vì vậy, ngày càng có nhiều nước đang phát triển (Brazil, Ấn Độ, Mêxicô, Thái Lan…) tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách nguyên đơn để đấu tranh, giành lấy quyền lợi cho mình, cũng như góp tiếng nói ủng hộ cho lợi ích bị xâm hại của các nước đang phát triển khác, đây có thể được coi là một dạng “liên
minh chống khủng bố thương mại”. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận
một thực tế là dù chiếm đa số trong WTO nhưng quyền lợi của các nước đang phát triển vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn, họ vẫn là những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất do các rào cản kỹ thuật được dựng lên trong thương mại quốc tế. Về mặt lý thuyết, cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO là công bằng, bình đẳng, nhưng không phải nước đang phát triển nào cũng có đủ nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như một đội ngũ luật sư, chuyên gia giỏi để theo đuổi các vụ kiện rất tốn kém tiền bạc, thời gian. Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi gia nhập WTO, vìViệt Nam càng hội nhập thương mại quốc tế sâu thì càng phải đối mặt với nhiều vấn đề về tranh chấp thương mại. Việt Nam là nước đi sau nên sẽ thiếu năng lực và kinh nghiệm để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo các bất đồng thương mại với các quốc gia được giải quyết thỏa đáng.
Theo Tổ chức Oxfam Anh gợi ý, Việt Nam cần phải kết hợp chặt chẽ hơn với các nước đang phát triển khác như Brazil, Mêxicô, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan... để tạo thành một liên minh đấu tranh với những đòi hỏi quá đáng của một số nước thành viên trong WTO. Một điểm cũng đáng lưu ý là ở hầu hết các nước thành viên WTO, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các liên đoàn, hiệp hội chủ động phát động chứ không phải do các cơ quan quản lý nhà nước khởi xướng. Vấn đề khởi kiện và kháng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế không phải là vấn đề phán xử xem ai thắng, ai thua mà là để đòi hỏi các quyền được đối xử công bằng, bình đẳng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Lâu nay, ở Việt Nam, các hiệp hội của chúng ta quen ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước, trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, họ mới chỉ tập trung vào việc đi hầu kiện mà chưa chủ động trong việc khởi kiện và kháng kiện. Vì vậy, trong thời gian tới các hiệp hội tuỳ theo điều kiện của mình khi cần thiết thì phải sẵn sàng, chủ động khởi kiện và kháng kiện.
CHƢƠNG 3