Những tồn tại trong cơ chế TBT của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 82)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.5.2. Những tồn tại trong cơ chế TBT của Việt Nam

Trong thời gian qua, cùng với tiến trình mở cửa kinh tế, cơ chế TBT của Việt Nam đã từng bước được định hình, hoàn thiện và hoà nhập với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế về TBT. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn cần phải được giải quyết để hướng tới một cơ chế TBT hoàn thiện:

- Hệ thống các phòng thử nghiệm, trang thiết bị kiểm tra, kiểm định còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta không ngăn được hàng hoá kém chất lượng nhập khẩu qua biên giới, lưu hành ngang nhiên trên thị trường nội địa và chậm triển khai các MRA khu vực APEC, ASEAN đã ký kết.

- Việc phân cấp hệ thống tiêu chuẩn với 3 cấp như hiện nay (TCVN, TCN, TCCS qua thực tế áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, không phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Điểm bất cập dễ thấy nhất là sự phân cấp Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành, khi cả hai dạng tiêu chuẩn này có chung đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng và cấp thẩm quyền ban hành. Quy định này dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn. Cụ thể là: chồng chéo về đối tượng tiêu chuẩn hóa; không nhất quán về nội dung quy định cho cùng một đối tượng tiêu chuẩn hóa giữa Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành… .

- Luật pháp của ta chưa có quy định nào phân định rõ sự khác nhau giữa tiêu chuẩn (Standard) mang tính tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulation) có tính bắt buộc áp dụng. Trên phương diện pháp lý, sự trồng chéo này thể hiện cả về người có thẩm quyền ban hành và về mặt hình thức văn bản. Hiện nay, cả Tiêu chuẩn Việt Nam lẫn tiêu chuẩn ngành và văn bản pháp quy kỹ thuật đều do

các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Việc ban hành tiêu chuẩn do các Bộ ban hành và thực hiện về thực chất là khẳng định tính pháp lý bắt buộc áp dụng đối với tiêu chuẩn chứ không chỉ đơn thuần mang tính khai sinh ra một tiêu chuẩn (tài liệu kỹ thuật) như một số người vẫn nghĩ, ở nước ngoài các tiêu chuẩn thường do các tổ chức tư nhân, viện nghiên cứu khoa học, hiệp hội tiêu chuẩn xây dựng và ban hành. Như vậy, trong khi Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá 1999 đã quy định (Điều 9) tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng, song với cách thức quản lý, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn như hiện nay, thì việc khẳng định tính tự nguyện của văn bản tiêu chuẩn không được thực hiện trong thực tế và nhiều nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp vẫn có tư tưởng tiêu chuẩn quốc gia đương nhiên là bắt buộc áp dụng sau khi ban hành.

- Sự nhận thức của doanh nghiệp về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại còn lơ mơ, thông tin hạn chế. Khi xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro không thể lường trước được, mà nguyên nhân là nhận thức về mức tác động của rào cản kỹ thuật TBT của doanh nghiệp chưa đầy đủ; mặt khác là sự quan liêu, tắc trách của các cơ quan quản lý nhà nước không cung cấp thông tin kịp thời, hướng dẫn & hỗ trợ doanh nghiệp có những biện pháp xử lý kỹ thuật cần thiết để đối phó với những hàng rào kỹ thuật các nước nhập khẩu. Xin đơn cử trong thời gian gần đây doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp trường hợp rào cản TBT như trường hợp nước chấm Chin Su bị kiểm tra chất lượng tại Bỉ và xác định có hàm lượng CDMA cao hơn mức tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép của Bỉ, cá nước ngọt của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị chặn lại do xác định dự lượng kháng sinh quá mức chỉ tiêu Nhật Bản cho phép… . Đứng trước vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam xử lý rất chậm chạp, gần như khoanh tay chịu trói (như trường hợp hàm lượng

CDMA trong nước tương, Tháng 9/2005 Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sản xuất nước tương phải điều chỉnh công nghệ sản xuất để đảm bảo hàm lượng CDMA đạt mức chỉ tiêu quốc tế Codex cho phép, thời hạn kết thúc là tháng 12/2005. Thế nhưng, qua đợt kiểm tra đầu tháng 1/2006, trên phạm vi cả nước mới có 11 doanh nghiệp nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị của Bộ Y tế, còn hơn 200 doanh nghiệp khác vẫn sản xuất theo công nghệ cũ và đề nghị lùi thời hạn thực hiện đến cuối năm 2006).

Hay như trong ngành dệt-may, cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vị giám đốc doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt- may xuất khẩu. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt, sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải. Đơn cử, kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải, đưa lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) có thể lên tới 80.000 mg/l trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt - nhuộm hiện (vượt tiêu chuẩn nước thải loại 3- 4 lần so mức trung cho phép của khu vực). Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm phải đương đầu với nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm trọng khi xuất khẩu, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường để đáp ứng được tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường. Tại Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh hàng xuất

khẩu dệt may với ta cũng đã nhận thực sớm thách thức này. Gần đây, họ bắt đầu chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đơn cử: Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “nhãn xanh” (standard for green labelling) từ năm 2001, với kinh phí 3 triệu nhân dân tệ, đồng thời lập tổng sơ đồ quốc gia triển khai, quản lý và giám sát thực hiện tiêu chuẩn “nhãn xanh”. Các mức trong bộ tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất “nhãn sinh thái” Oeko- Tex standard 100 nổi tiếng ở Đức và châu Âu. - Về giác độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thương

mại, Bộ Thuỷ Sản, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ … xử lý các thông tin về rào cản kỹ thuật của nước ngoài cũng loay hoay mang tâm lý ỷ lại, chờ đợi nhau, chưa phối hợp nhịp nhàng, hướng dẫn kịp thời giúp doanh nghiệp có những biện pháp ứng phó hiệu quả các rào cản TBT của nước ngoài. Đơn cử trường hợp gần một năm nay các doanh nghiệp sản xuất cá cảnh của Việt Nam không được phép xuất hàng vào thị trường EU do từ năm 2005 EU ban hành quy định mới, theo đó cá cảnh có nguồn gốc Việt nam chỉ được nhập vào EU sau khi đã được kiểm dịch bởi cơ quan quản lý chất lượng thẩm quyền của Việt Nam (ở đây là Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản - Bộ Thuỷ sản) và được cấp giấy chứng nhận cá đó đạt chất lượng tốt, không mang dịch bệnh. Trong khi các nước láng giềng như Thái Lan, Philippine đã phản ứng nhanh nhậy với vấn đề này, tiến hành xây dựng và thực hiện ngay cơ chế kiểm dịch, chứng nhận chất lượng mới cho cá cảnh xuất khẩu cho doanh nghiệp của mình; thì cơ quan thẩm quyền Việt Nam lại không chủ động tiến hành kiểm dịch và chứng nhận chất lượng, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam lao đao, không xuất được hàng gần một năm nay, thiệt hại nhiều triệu USD.

- Sự tham gia của người dân và các bên liên quan (doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất, viện nghiên cứu...) vào quá trình xây dựng văn bản pháp quy liên quan tới quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá trên thị trường nói chung, và XNK nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa có cơ chế tham gia rõ ràng, những góp ý của họ nếu có thì cũng chưa được trân trọng. Việc xây dựng, hoạch định, triển khai các chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật vẫn mang tính áp đặt và thể hiện quyền lợi cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước, chưa coi trọng ý kiến của các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)