Nhật bản dựng rào cản táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 34 - 38)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

2.4.2. Nhật bản dựng rào cản táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Chúng ra đều biết, thị trường Nhật Bản là một thị trường rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, Chính phủ Nhật cũng thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt, nhiều khi vi phạm thô bạo các nguyên tắc chung của WTO nhằm bảo hộ cho hàng nông sản trong nước. Tháng 10/ 2000, trước áp lực của các Hiệp hội nông dân trồng táo tại hai khu vực trồng trọt lớn của Nhật là Hokaido và Nagoya về thực trạng hàng loạt nông trang trồng táo đang điêu đứng, thu lỗ nặng do táo Hoa Kỳ được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Nhật; Chính phủ Nhật đã ban hành một quy chuẩn kỹ thuật, theo đó áp dụng các biện pháp kiểm tra chất lượng rất ngặt nghèo đối với táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ với lý do phía Nhật đưa ra là ngăn chặn một loài rệp lửa (fire blight) có khả năng phá hoại cây trồng, và loại rệp này ăn táo sẽ khiến tạo ra một chất CDMA trong táo, có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Hoa Kỳ phản đối quy chuẩn kỹ thuật trên của Nhật và cho rằng Nhật Bản cố tình dựng lên rào cản kỹ thuật để bảo hộ nông nghiệp trong nước vì phía Nhật chưa đưa ra được bằng chứng khoa học đủ

sức thuyết phục rằng loại táo nhập khẩu của Hoa Kỳ có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm thiệt hại xuất khẩu táo hàng năm của Hoa Kỳ ước tính 15 – 20 triệu USD. Trong vụ tranh chấp trên, các doanh nghiệp xuất khẩu táo của Australia, Brazil, EC, Newzealand, Đài Loan cũng chịu thiệt hại do quy định của Nhật áp cho cả sản phẩm táo nhập khẩu từ những nước này.

Đầu tháng 3/2002, Hoa Kỳ yêu cầu thảo luận với Nhật Bản về những biện pháp rào cản kỹ thuật mà Nhật Bản áp dụng gây cản trở việc nhập khẩu táo từ Hoa Kỳ vào thị trường Nhật Bản. Phía Nhật đưa ra lời giải thích rằng những biện pháp này là cần thiết trên cơ sở nghiên cứu khoa học và kết luận của cơ quan chuyên môn Nhật Bản nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, ngăn chặn kịp thời rệp lửa có trong táo nhập khẩu.

Hoa Kỳ khiếu nại rằng việc cấm nhập khẩu táo này áp dụng cho cả những khu vực trồng táo đã được kiểm soát triệt để về mặt chất lượng và diệt trừ rệp lửa tận gốc. Hoa Kỳ chứng minh rằng họ đã áp dụng tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành (OIC, IPPC, Codex) như kiểm tra khu vực trồng táo xuất khẩu định kỳ 3 lần một năm nhằm đảm bảo táo xuất sang Nhật được kiếm soát chặt chẽ về chất lượng an toàn thực phẩm và thiết lập một vùng đệm có chiều rộng 500 mét bao quanh các khu vực trồng táo được diệt trừ rệp lửa triệt để theo đúng hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc tế về động, thực vật.

Hoa Kỳ tuyên bố rằng những biện pháp kiểm tra chất lượng của Nhật là không phù hợp với quy định của WTO mà Nhật có nghĩa vụ phải tuân thủ, nó đã vi phạm:

- Điều 2, 5 Hiệp định WTO-TBT.

- Điều 2, 5, 6 Hiệp định WTO-SPS.

- Điều 4.2 Hiệp định Nông nghiệp WTO.

Tháng 5/2002, Hoa Kỳ đề nghị WTO cho thành lập một đoàn bồi thẩm. Tại cuộc họp ngày 3/6/2002, DSB đồng ý thành lập một đoàn bồi thẩm. Australia, Brazil, EC, Newzealand, Đài Loan tham gia vụ tranh chấp với tư cách bên thứ 3 có quyền lợi liên quan.

Tháng 4/2003, đoàn bồi thẩm ra thông báo, kết luận rằng những biện pháp kiểm tra chất lượng và dịch tễ của Nhật Bản đối với táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ là trái với Điều 2, 5 Hiệp định WTO-TBT, Điều 2.2, 5.7 Hiệp định WTO-SPS. Ngay sau đó, Nhật Bản thông báo quyết định kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm về kết luận của đoàn bồi thẩm.

Tháng 10/2003, cơ quan phúc thẩm ra kết luận bác bỏ khiếu nại của Nhật Bản. Cơ quan phúc thẩm ủng hộ các kết luận của đoàn bồi thẩm rằng các biện pháp kiểm tra táo nhập khẩu của Nhật không phù hợp với nghĩa vụ của Nhật phải tuân thủ các Hiệp định WTO như Điều 2, 5 Hiệp định TBT, Điều 2.2 và 5.7 Hiệp định SPS.

Cơ quan phúc thẩm cũng nhận thấy rằng đoàn bồi thẩm đã tuân thủ Điều 11 của DSU khi tiến hành đánh giá các sự kiện, bằng chứng của vụ tranh chấp.

Tại cuộc họp tháng 12/2003, DSB chấp nhận báo cáo của cơ quan phúc thẩm và đoàn bồi thẩm, theo đó, phản đối lập luận của Nhật Bản và quyết định rằng một đánh giá chứng cứ được coi là khoa học và khách quan phải là những biện pháp thực hiện phù hợp với quy định của Hiệp định TBT và Hiệp định SPS; và kết luận các biện pháp kiểm tra chất lượng của Nhật là “không phù hợp”. Vấn đề rệp lửa chỉ có thể ảnh hưởng tới thực vật ở mức độ hạn hẹp mà không có bằng chứng xác đáng để khẳng định ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. DSB nhấn mạnh rằng Hiệp địnhTBT và Hiệp định SPS chỉ chấp nhận các tiêu chuẩn và biện pháp kiểm tra chất lượng được hình thành

trên cơ sở các bằng chứng khoa học khách quan, không cho phép sự can thiệp của cơ quan thầm quyền địa phương.

Tại cuộc họp DSB tháng 1/2004, Nhật Bản đồng ý họ sẽ thực hiện các quyết định và khuyến nghị của DSB theo cách thức tôn trọng thực hiện các nghĩa vụ thành viên WTO theo quy định tại Hiệp định TBT, Hiệp định SPS. Nhưng Nhật cũng tuyên bố là cần một thời gian hợp lý để điều chỉnh các quy định trong nước cho phù hợp với các quyết định, khuyến nghị trên, đồng thời mong muốn được tiếp tục trao đổi về vấn đề này với Hoa Kỳ và các bên liên quan theo Điều 21.3 (b) của DSU để tìm ra một giải pháp có lợi cho cả đôi bên.

Tháng 2/2004, Nhật Bản và hoa Kỳ thông báo lên DSB rằng họ đã thảo luận và đồng ý một thời gian hợp lý là 6 tháng 20 ngày, tính từ đầu tháng 3/2004 để Nhật Bản thực thi kết luận của DSB.

Ngày 30/9/2004, Nhật Bản và Hoa Kỳ gửi tới DSB quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng táo nhập khẩu được 2 bên chấp nhận, phù hợp Điều 21, 22 của DSU.

Qua hai vụ tranh chấp trên, chúng ta thấy vấn đề các nước áp dụng rào cản kỹ thuật để cản trở hàng hoá nhập khẩu rất tinh vi và ở một mức độ nào đó là hợp lệ. Họ thường dựa vào những mục tiêu bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và đưa ra những bằng chứng khoa học khá phức tạp mà không phải nước nào cũng có đầy đủ thiết bị thử nghiệm, trình độ khoa học công nghệ cao để nghiên cứu phản bác (đặc biệt là đối với những nước đang phát triển). Tuy nhiên, thành công của Pêru và Hoa Kỳ tập trung vào hai điểm sau: thứ nhất, về mặt phương sách họ đã thiết phục, lôi kéo được nhiều nước thành viên WTO khác (Hoa Kỳ, Canada, Chilê, Côlômbia, Ecuador, Vênêzuêla - Australia, Brazil, Newzealand, Đài Loan) tham gia

vào vụ kiện. Điều này làm tăng thêm tiếng nói và gia tăng áp lực của bên nguyên đơn lên WTO cũng như bên bị đơn. Thứ hai, về mặt nội dung, Pêru và Hoa kỳ đã lập luận và cung cấp cho WTO các cơ sở pháp lý rất cụ thể và có tính thuyết phục cao; ở đây họ đã viện dẫn đến các quy định trong Hiệp định TBT, Hiệp định SPS, Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định GATT 1994 cũng như cung cấp các cơ sở khoa học kỹ thuật (tiêu chuẩn Codex Stan 94, STAN 94-181 rev. 1995, Hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, hay các tiêu chuẩn quốc tế khác của OIC, IPPC) nhằm chứng minh chất lượng vệ sinh an toàn cho hàng hoá của mình, đồng thời phản bác lại các quy chuẩn kỹ thuật mà EU và Nhật Bản dựng lên.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)