Quy định bảo vệ môi trƣờng: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định pháp luật EU (nhãn

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 59)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.2.5. Quy định bảo vệ môi trƣờng: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định pháp luật EU (nhãn

liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định pháp luật EU (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và ưu tiên cho nhập khẩu những sản phẩm đạt chứng chỉ được quốc tế công nhận như tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), Nhãn thân thiện môi trường (Natural Friendly Labels), tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường, Chứng chỉ rừng… .

Trong thời gian gần đây nhiều khách hàng tại châu Âu rất quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm gỗ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã đạt tiêu chuẩn GAP hay Chứng chỉ rừng ở các thị trường châu Âu đã vượt quá cung. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm gỗ được chứng nhận là khai thác và nhập khẩu hợp pháp từ các nguồn rừng được quản lý bền vững. Đặc biệt, CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Sỹ… đã có những quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm gỗ được nhập từ một

số nước thuộc khu vực Đông Nam Á (đặc biệt từ Inđônêxia, Miễn Điện, Cambodia). Tất cả những sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu từ khu vực này chỉ được phép nhập vào thị trường EU sau khi được cơ quan có thẩm quyền của EU tiến hành kiểm tra thực tế và được cấp giấy chứng nhận và trên sản phẩm có ghi dấu GAP do EU cấp. Quy định này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn nhãn sinh thái, đặc biệt là đồ gỗ xuất khẩu (đạt doanh thu 2 tỷ USD/năm 2005), ngày 7/10/2005 Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ra mắt Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam.

Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam là một thành viên thuộc Mạng lưới kinh doanh Lâm sản Toàn cầu (Global Forest & Trade Network- GFTN). Mục đích của việc thành lập mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (Vietnam Forest and Trade Network - VFTN) là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hướng tới sản xuất, kinh doanh sản phẩm gỗ theo phương thức phù hợp với việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Theo phương thức này, doanh nghiệp tham gia "Vietnam Forest and Trade Network" phải chấp nhận hoạt động theo các điều kiện nhất định để được cấp "Chứng chỉ rừng" của Hội đồng Quản trị rừng Thế giới (Forest Sterwardship Council - FSC). "Chứng chỉ rừng" là chứng chỉ theo dõi sản phẩm gỗ từ khi còn là nguyên liệu gỗ thô đến khi trở thành thành phẩm. Nó bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm gỗ có chứng chỉ được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng và không ảnh hưởng đến môi trường.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)