Chương 2: Những người vô sản và những người cộng sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 28 - 29)

III. NỘI DUNG CƠ BẢN

4. Chương 2: Những người vô sản và những người cộng sản.

Trong chương này hai ông tập trung trình bày về tính giai cấp của Đảng Cộng sản, mối quan hệ giữa Đảng và giai cấp, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học, một số nguyên lý chiến lược và sách lược cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tính chất giai cấp của Đảng Cộng sản và quan hệ giữa Đảng với giai cấp: Đảng là đội quân tiên phong, bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp vô sản.

Về mặt lý luận Đảng có ưu thế hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ có nhận thức sáng suốt về điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.

Về mặt thực tiễn, Đảng là bộ phận kiên quyết nhất bao giờ cũng cổ vũ phong trào vô sản tiến lên giành thắng lợi; Đảng là bộ phận không tách rời giai cấp, luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp và đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào vô sản. Phải có Đảng lãnh đạo giai cấp vô sản mới là tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Nhiệm vụ của Đảng trước hết là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền.

Tóm lại, Đảng là bộ phận gắn liền với giai cấp vô sản, là bộ phận tiên tiến nhất và kiên quyết cách mạng nhất của giai cấp vô sản, Có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp vô sản mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử thế giới của mình.

- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học:

Về sở hữu: hai ông cho rằng, tư bản vận động được là nhờ sự hoạt động chung của xã hội. Do đó việc biến tư bản thành sở hữu chung chỉ có nghĩa là thay đổi tính chất giai cấp của nó - giải phóng lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá cao. Hai ông tuyên bố xoá bỏ mọi chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Về vấn đề tự do cá nhân, hai ông tuyên bố phải xoá bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản, thứ tự do buôn bán và bóc lột sức lao động của người khác.

Về vấn đề gia đình, hai ông khẳng định những người cộng sản chủ trương xoá bỏ gia đình tư sản, bởi lẽ quan hệ gia đình tư sản dựa trên tư bản, lợi nhuận cá nhân nhà tư sản, người phụ nữ bị coi như là một công cụ sản xuất, cha mẹ bóc lột con cái, cộng thê, mãi dâm chính thức và không chính thức. Chưa thỏa mãn

với việc phá hoại hạnh phúc của những người vô sản, họ còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm thú vui đặc biệt.

Về vấn đề giáo dục: Người cộng sản không bịa ra tác động của xã hội đối với giáo dục, vì nó là cái vốn sẵn có, mà chỉ thay đổi tính chất của sự tác động ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản mà thôi.

Về vấn đề dân tộc, tổ quốc và quốc tế: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khẳng định dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp vô sản và nhân dân lao động không có tổ quốc, bởi mọi quyền đại diện tổ quốc, dân tộc và tất cả các lợi ích khác đều do giai cấp tư sản nắm giữ. Chính thế, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự mình thành giai cấp dân tộc, phải tự mình thành dân tộc nhưng không phải theo kiểu như giai cấp tư sản hiểu. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng khẳng định: “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”. Không có độc lập, thống nhất cho từng dân tộc thì không thể thực hiện được sự liên hợp quốc tế của giai cấp vô sản.

Về vấn đề tôn giáo, triết học và những quan điểm ý thức tư tưởng nói chung, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” quan niệm đó là công cụ thống trị về tinh thần của các giai cấp bóc lột thống trị, dưới chủ nghĩa tư bản nó nói lên thời kỳ thống trị của cạnh tranh tự do trong lĩnh vực tri thức mà thôi. “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ sở hữu cổ truyền, không có gì đáng lấy làm lạ khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ truyền”.

- Những nguyên lý chiến lược và sách lược cách mạng:

Cách mạng CSCN phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1, Phải xây dựng giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị. Sau khi nắm được chính quyền giai cấp vô sản phải dùng thế lực chính trị của mình tập trung phát triển lực lượng sản xuất đồng thời với việc phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục... “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng đã nêu ra 10 biện pháp cụ thể19 mà C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng có thể áp dụng ở những nước tư bản phát triển nhất lúc bấy giờ nhằm cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Trong đó, sáu biện pháp đầu nói về cách mạng quan hệ sản xuất như tước đoạt sở hữu ruộng đất, đánh thuế luỹ tiến, xoá bỏ quyền thừa kế, tập trung tín dụng vào ngân hàng nhà nước, tập trung phương tiện vận tải quan trọng vào tay nhà nước... Ba biện pháp tiếp theo nói về phát triển lực lượng sản xuất như tăng cường các xí nghiệp quốc doanh, tiến hành khai hoang cải tạo ruộng đất, thi hành nghĩa vụ lao động, kết hợp lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp, xoá dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn... Biện pháp thứ mười nói về giáo dục công cộng và kết hợp giáo dục với sản xuất. Trong mười biện pháp trên, cho đến nay nhiều biện

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w