III. NỘI DUNG CƠ BẢN
5. Chương 3: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Trong chương này, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” tập trung phân tích, phê phán những trào lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản nhằm bảo đảm thắng lợi cho việc truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Tinh thần, thái độ, phương pháp phân tích, phê phán của hai ông đối với các trào lưu văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa phi mac-xít luôn là cơ sở khoa học giúp chúng ta phân biệt ranh giới giữa chủ nghĩa cộng sản khoa học với các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động, phản bội, cải lương, xét lại, không tưởng hiện nay.
- Hai ông vạch rõ tính chất phản động kéo lùi lịch sử, chống lại phong trào cộng sản của các trào lưu xã hội chủ nghĩa phong kiến và tiểu tư sản:
Chủ nghĩa xã hội phong kiến là thứ văn học của bọn quý tộc phong kiến bị gạt khỏi địa vị thống trị bởi giai cấp tư sản. Bọn này một mặt giơ cái bị ăn mày lên làm cớ để lôi kéo nhân dân, mặt khác lại “không bỏ qua cơ hội để lượm lấy những quả táo bằng vàng và đem lòng trung thành, tình yêu và danh dự mà đổi lấy việc buôn bán len, củ cải đường và rượi mạnh.”20
Chủ nghĩa xã hội của Cơ đốc giáo là thứ chủ nghĩa xã hội đi sát với chủ nghĩa xã hội phong kiến, nó là thứ nước thánh mà bọn thầy tu dùng để xức cho nỗi giận hờn của bọn quý tộc phong kiến và phủ lên chủ nghĩa khổ hạnh một lớp sơn xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản tuy phân tích sâu những mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng nó có tính chất không tưởng và có tính chất phản động. Tính chất phản động tiêu biểu của nó là muốn đem nền sản xuất đại công nghiệp đặt vào trong chiếc áo chật hẹp của chủ nghĩa phường hội, và về sau trào lưu này chỉ còn là những lời oán thán hèn nhát.
Chủ nghĩa xã hội chân chính Đức chỉ là sự cưỡng hôn giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa Pháp với Triết học Đức. Nó là loại văn học bẩn thỉu và khó chịu. Một mặt nó là thứ ngáo ộp mà giai cấp tiểu tư sản hằng mơ ước để dọa lại giai cấp tư sản. Mặt khác nó là thứ vũ khí trong tay chính phủ chuyên chế Đức để chống lại giai cấp tư sản non trẻ và đem “cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ sung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để trấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức”21.
- Hai ông phân tích và phê phán chủ nghĩa xã hội bảo thủ (chủ nghĩa xã hội tư sản). Hai ông coi tư tưởng xã hội chủ nghĩa của giai cấp tư sản là bảo thủ, bởi lẽ nó muốn duy trì chủ nghĩa tư bản chứ không kéo lùi lịch sử như các trào lưu xã hội chủ nghĩa khác. Loại chủ nghĩa xã hội này do đủ loại các nhà cải lương ngồi xó buồng nặn ra nhằm chữa bệnh cho xã hội tư bản, hy vọng tẩy trừ được những yếu tố làm cho xã hội tư bản tan rã. Nội dung chủ nghĩa xã hội bảo thủ có thể tóm lại là “sở dĩ những người tư sản là những người tư sản, đó là vì lợi ích của giai cấp công nhân”22. Có nghĩa chúng thừa nhận sự tồn tại của giai cấp tư sản là vì lợi ích của giai cấp vô sản.
- Với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX theo đánh giá của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” thì:
+ Họ đả kích mạnh mẽ xã hội đương thời và vẽ lên bức tranh toàn cảnh về một xã hội tương lai hợp với nguyện vọng bản năng đầu tiên của giai cấp vô sản, góp phần thức tỉnh cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
+ Họ nêu lên những đề nghị tích cực, những dự kiến rất có giá trị về một xã hội tương lai, trong đó có những luận điểm mà sau này hai ông kế thừa, phát triển thành những luận điểm của chủ nghĩa cộng sản khoa học.
+ Tuy nhiên những biện pháp thực hiện lại không mang tính cách mạng. Họ chỉ bằng những hành động gương mẫu, những cuộc thí nghiệm nhỏ, những lời kêu gọi lòng từ thiện của những người giàu có...
+ Những hạn chế này của họ là do những điều kiện vật chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô sản chưa đầy đủ và những người đại biểu cho cho
21 S dd trang 89, 90.
trào lưu tư tưởng này chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Chính vậy, họ đã đi tìm một khoa học xã hội ở ngoài xã hội, lấy tài ba cá nhân thay thế cho hoạt động xã hội, lấy những điều tưởng tượng chủ quan thay thế cho những điều kiện lịch sử cụ thể, đem một xã hội hoàn thiện, hoàn mỹ hư cấu từ trong tư duy chụp lên xã hội hiện tại. Những đề nghị, những biện pháp của họ dù vĩ đại cũng chỉ là ước mơ.
+ Khi phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản mới bắt đầu thì họ là những nhà cách mạng xét về nhiều phương diện. Nhưng khi phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trở nên quyết liệt thì các môn đồ của họ trở thành những kẻ thông thái rởm một cách có hệ thống, những kẻ bảo thủ và phản động. Chẳng hạn tông phái Rô-bet Ô-oen chống lại phong trào Hiến Chương ở Anh, tông phái Sác-lơ Phu-ri-ê chống lại phái Cải cách ở Pháp...