Chương 4: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 32 - 34)

III. NỘI DUNG CƠ BẢN

6. Chương 4: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập.

lập.

Trong chương này hai ông khẳng định lập trường kiên định của Đảng Cộng sản về những vấn đề chiến lược và sách lược mềm dẻo của Đảng đối với các Đảng Xã hội-Dân chủ Tư sản hoặc Tiểu tư sản đang đối lập với các thế lực phản động cầm quyền ở các nước Pháp, Thuỵ Sỹ, Đức, Ba Lan... lúc bấy giờ. Ở đây đã thể hiện tư tưởng cách mạng không ngừng, có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và là kim chỉ nam soi sáng con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ chậm phát triển về kinh tế:

- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khẳng định: Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp vô sản, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.

- Trong khi liên hợp với các Đảng phái để chống lại thế lực phản động đang thống trị những người cộng sản vẫn giành cho mình quyền phê phán những lời nói suông, những ảo tưởng và “không giờ phút nào Đảng Cộng sản lại quên gây cho công nhân một ý thức sáng suốt và rõ ràng về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”23, để sau khi thanh toán xong các thế lực phản động thống trị là có thể tiến hành ngay cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

- Mục đích của những người cộng sản chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản không mất gì hết ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy họ giành được cả một thế giới về mình.

“VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC ĐOÀN KẾT LẠI”. Kết luận đầy niềm tin và khẩu hiệu chiến đấu đầy sức mạnh của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” luôn vang lên như hồi kèn xung trận của giai cấp vô sản trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản vì thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là tác phẩm đầu tiên trong số các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin mà sinh viên cần phải được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và sâu sắc theo quyết định số 472-QĐ ngày 20 tháng 05 năm 1985 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Nay là Bộ GD và ĐT).

Ngày 18 tháng 03 năm 1848 tác phẩm này đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, cho đến nay trên thế giới nó đã được tái bản trên 150 lần. Từ những năm 1929 - 1930 nó đã được các chiến sỹ cộng sản Việt Nam chuyền tay nhau nghiên cứu, kể cả trong hoàn cảnh bị Pháp giam cầm, và đến nay nó đã được tái bản ở Việt Nam lần thứ 15. Tư tưởng chủ đạo và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” luôn là bó đuốc soi đường, là kim chỉ nam hành động, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc nghiên cứu và nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ tự giác chấp hành các đường lối chính sách của Đảng.

Khi nghiên cứu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cần nắm vững hoàn cảnh ra đời, những tư tưởng cơ bản, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày trong tuyên ngôn để soi đường cho nhận thức khoa học và phương pháp tư duy của mình. Không thần bí hoá nó, không coi những nguyên lý đó là những tín điều bất di bất dịch rồi mang khuôn mẫu đó chụp lên hiện tại bất chấp mọi sự đổi thay của hoàn cảnh lịch sử. Mặt khác từ những tư tưởng cơ bản và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà xem xét sự vận động của nó ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó hiểu rõ hơn giá trị chỉ đạo của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của cách mạng Việt Nam trong Luận cương của Đảng năm 1930 và các Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nâng cao trình độ tự giác chấp hành các đường lối, chính sách của Đảng.

Câu hỏi ôn tập:

1- Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”?

2- Những nội dung cơ bản của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”?

3- Những nội dung cơ bản của chương “Tư sản và Vô sản” của tác phẩm “Tuyên

4- Những nội dung cơ bản của chương “Những người vô sản và những người cộng sản” của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”?

5- Nêu và phân tích những nội dung cơ bản và ý nghĩa của chương “Văn học xã hội

chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”?

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “LUDWIG FEUER BACH - SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC” CỦA F.ENGHEN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC” CỦA F.ENGHEN I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.

- Tác phẩm “Ludwig Feuerbach - sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” đã được F.Enghen viết vào năm 1886, nhân việc ban biên tập tạp chí “Neue Zeit” đề nghị ông viết bài phê bình cuốn sách của Starcke nói về Ludwig Feuerbach. Nhưng trong tác phẩm này F.Enghen không tập trung phê phán cuốn sách của Starcke, mà trình bày một cách khái quát, có hệ thống quan hệ của Ông và C.Mac với các triết thuyết của Heghen và Ludwig Feuerbach, vạch ra bước chuyển biến cách mạng trong lĩnh vực triết học do C.Mac và F.Enghen thực hiện.

- Tác phẩm này là một cần thiết, do lúc này ở Đức, triết học cổ điển đang sống lại dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Đây là tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng lý luận triết học Mác- Lênin. Nó trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản của triết học Mác. Theo Lênin, đây là một trong những cuốn sách gối đầu giường của công nhân giác ngộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w