Lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 95 - 96)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1 Những sơ thảo đề cương [31 36]

1. Lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên.

F.Enghen đã khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên cho đến khi ông viết tác phẩm này và nghiên cứu nó gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội, với sự phát triển của sản xuất.

Ông chia lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên thành hai thời kỳ lớn: Thời cổ đại khoa học tự nhiên chỉ là trực giác thiên tài, và Thời hiện đại khoa học tự nhiên đạt trình độ phát triển khoa học, toàn diện và có hệ thống.

- Thời cổ đại, sự xuất hiện của khoa học tự nhiên gắn liền với yêu cầu phát triển của một số ngành sản xuất nhất định như trồng trọt và chăn nuôi... Sự phân nghành khoa học khi đó chưa rõ ràng mà tất cả đều hoà vào triết học. Khoa học tự nhiên còn mang tính trực quan, nó xem xét thế giới tự nhiên như một chỉnh thể và là một quá trình biến đổi, phát triển.

- Sau thời trung cổ và phục hưng khoa học tự nhiên mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ: thời kỳ khoa học tự nhiên hiện đại. F. Enghen lại chia khoa học tự nhiên hiện đại cho đến khi ông viết tác phẩm này thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I bắt đầu từ thời phục hưng cho đến thế kỷ XVIII. Giai đoạn này khoa học tự nhiên gắn với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với cuộc cách mạng công nghiệp và gắn liền với cuộc đấu tranh kiên cường chống tôn giáo để khẳng định quyền sống của mình. Đây là lúc khoa học tự nhiên đi vào phân ngành một cách mạnh mẽ. Cuối giai đoạn này vật lý cơ học cảu Niu-Tơn giữ vai trò chi phối, khoa học tự nhiên khi đó chủ yếu là khoa học thực nghiệm. Do phương pháp siêu hình, nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt không liên hệ nhau, nghiên cứu trong trạng thái tĩnh không biến đổi, không phát triển, mà bắt đầu của giai đoạn này khoa học tự nhiên rất cách mạng, nhưng về cuối lại trở nên bảo thủ. Theo F. Enghen, trong nửa đầu của thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên đã vươn cao hơn thời Hy-La cổ đại cả về khối lượng kiến thức cả về việc phân loại các tài liệu của mình bao nhiêu thì về mặt nắm vững những tài liệu này trên lý luận, về mặt quan niệm tổng quát giới tự nhiên nó lại kém xa thời ấy bấy nhiêu.

+ Giai đoạn II bắt đầu từ Cant và La-pơ-lat-xơ. Lục này khoa học tự nhiên có một bước phát triển mới về chất: Khoa học tự nhiên đã phát triển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, từ chỗ nghiên cứu từng lĩnh vức tách biệt nhau và ở trạng thái tĩnh đến đi sâu nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực, nghiên cứu sự vận động của giới tự nhiên đi từ thấp đến cao. F.Enghen đánh giá cao các thành tựu của khoa học tự nhiên trong giai đoạn này, đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Học thuyết tế bào, Học thuyết tiến hoá.

Với sự khái quát về sự phát triển của khoa học tự nhiên, F.Enghen đã cho chúng ta thấy: Sự phát triển của khoa học tự nhiên luôn gắn với sự phát triển của sản xuất, do sản xuất quy định; Xét về bản chất, khoa học tự nhiên có tính cách mạng, nó phải chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo để phát triển. Bản thân khoa học tự nhiên có lôgíc phát triển của nó đi từ trực quan chỉnh thể đến thực nghiệm phân tích rồi đến trình độ lý luận.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w