Chương 2: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng (II).Tr 121-187.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 73 - 75)

II. Bố cục của tác phẩm (Tác phẩm in riêng 1960)

4. Chương 2: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng (II).Tr 121-187.

phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng (II).Tr 121-187.

- Chương này cũng gồm 6 tiết:

1. “Vật tự nó” hay là V.Tơserơnốp bác lại F.Enghen.

2. Nói về “siêu việt” hay là V.Badarốp “sửa chữa” F.Enghen. 3. Ludwig Feuerbach và J.Đítxơghen nói về vật tự nó.

4. Có chân lý khách quan không?.

5. Nói về chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, hay là nói về chủ nghĩa chiết trung của F. Enghen do A.Bôgơđanốp phát hiện.

6. Tiêu chuẩn thực tiễn trong lý luận về nhận thức.

- Trong các mục trên, Lênin đã phê phán thuyết không thể biết của Cant, vạch rõ sự đối lập căn bản với thuyết của C.Mac về tính có thể biết về thế giới của con người, về chân lý khách quan, về thực tiễn. Lênin cũng vạch rõ bọn Makhơ lấy cớ phê phán thuyết không thể biết cũ để bác bỏ sự tồn tại của “vật tự nó” (thế giới hiện thực) để khẳng định chỉ có cảm giác mới tồn tại trực tiếp, còn thế giới hiện thực là một hỗn hợp của nhiều cảm giác.

Sau khi chỉ ra Bôgơđanốp, Vanlentinốp, Badarốp và Tsecnốp, những kẻ dân túy công kích cái “vật tự nó” của Plêkhanốp, buộc tội Plêkhanốp đã chệch đường, đã sa vào chủ nghĩa Cant, đã xa rời Ăngghen, mà không hiểu “vật tự nó”, Lênin kết luận Tsecnốp là kẻ tử thù của chủ nghĩa Mác, trực tiếp công kích Ăngghen một cách không thành thật. Họ “muốn trở thành người mác-xít nhưng đã gạt Ăngghen ra một bên, đã hoàn toàn không kể đến Phơbách mà chỉ quanh quẩn chung quanh Plêkhanốp. Họ gây gổ một cách tẻ nhạt, nhỏ nhặt, bới lông tìm vết đối với người học trò của Ăngghen, đồng thời lảng tránh một cách hèn nhát không dám phân tích thẳng vào những quan điểm của vị thầy”71. Lênin khẳng định: “Trong cuốn “Lút-vích Phơ-bách”, Ăngghen tuyên bố rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là những trào lưu triết học cơ bản. Chủ

69 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 55-56.

70 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 90-94.

nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào hàng thứ hai. Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại. Ăngghen nêu rõ sự khác nhau căn bản phân chia những nhà triết học thuộc “các môn phái” của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật thành “hai phe lớn”, và dứt khoát buộc tội là “mập mờ” những kẻ dùng những danh từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật theo bất cứ một nghĩa nào khác.

“Vấn đề tối cao của bất cứ triết học nào”, “vấn đề cơ bản lớn của bất cứ triết học nào và đặc biệt là của triết học tối tân - Ăngghen nói - là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và giới tự nhiên”72.

- Lênin nêu ra ba kết luận cơ bản của nhận thức luận mác-xít và nêu ra định nghĩa khoa học về vật chất (167 Tp; 151 Tp). Ba kết luận về nhận thức là:

a. Mọi “khách thể tự nó” là hoàn toàn có thể nhận thức được. Các biểu tượng, quan niệm của chúng ta chỉ là những bản sao hay những phản ánh của những khách thể ấy tồn tại ngoài tinh thần mà thôi. Lênin viết: “Có những vật tồn tại độc lập đối với ý thức của chúng ta, độc lập đối với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng ta, vì không nghi ngờ gì nữa rằng chất a-li-da-rin đã tồn tại ngày hôm qua trong hắc ín của than đá, và cũng không nghi ngờ gì nữa rằng ngày hôm qua chúng ta chẳng biết tý gì về sự tồn tại đó cả và chất a-li-da-rin đó không đem lại cho ta một cảm giác nào cả”73.

b. Về nguyên tắc không có sự khác nhau giữa vật tự nó và hiện tượng. Giữa chúng là mối quan hệ biện chứng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Lênin viết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức. Còn những điều bịa đặt triết học về ranh giới đặc biệt giữa hai cái đó, về một vật tự nó nằm “ở bên kia” hiện tượng (Cant), về việc có thể và cần phải dựng lên một bức tường triết học giữa chúng ta và vấn đề về cái thế giới mà một bộ phận nào đó chưa được nhận thức nhưng vẫn tồn tại ở ngoài chúng ta (Hium) - tất cả những cái đó chỉ là những điều thuần túy bậy bạ, Schrulle, quái tưởng và bịa đặt mà thôi”74.

c. Chân lý là một quá trình, chân lý không ở điểm đầu hay điểm cuối của nhận thức, chân lý là cụ thể chính ở mối quan hệ tương đối và tuyệt đối của nó (155Tp). Chân lý tuyệt đối là tổng vô hạn của các chân lý tương đối (174Tp). Lênin viết: “Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”75.

72 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 112-113.

73 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 117.

Vật chất được Lênin định nghĩa như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”76.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w