Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 96 - 97)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1 Những sơ thảo đề cương [31 36]

2. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là một trong những nội dung xuyên suốt của tác phẩm này. F.Enghen đã phân tích một cách sâu sắc vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học và ngược lại.

- Về vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học, F.Enghen chỉ ra sự phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mỗi khi có những phát minh mới của khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Tương ưng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử sẽ có những hình thức khác nhau và nội dung khác nhau của triết học. F.Enghen viết: “Tư duy lý luận của mỗi thời đại sẽ có những hình thức và nội dung triết học, tức là kể cả tư duy lý luận của mỗi thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau.”.

Trong tác phẩm F.Enghen đã chứng minh một cách rõ ràng: Ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học tự nhiên thì triết học cũng có những hình thức và nội dung khác nhau. Thời cổ đại, khoa học tự nhiên mang tính tự phát chưa có sự phân ngành rõ rệt mà cùng hoà vào với triết học, thì phép biện chứng của triết học là tự phát, chất phác, mộc mạc. Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi khoa học tự nhiên đã có sự phân ngành nhưng nghiên cứu tách biệt nhau và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái tĩnh không vận động, không phát triển, thì triết học là sự thống trị của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Phải đến thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái vận động, phát triển từ thấp đến cao thì phương pháp siêu hình trong triết học mới được thây thế dần dần bằng phương pháp biện chứng duy vật.

- Về vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, F.Enghen chỉ ra các nhà khoa học tự nhiên không thể không bị chi phối bởi triết học, vấn đề là ở chỗ họ bị chi phối bởi hệ thống triết học nào. F.Enghen cũng chỉ ra, người nào càng bài bác triết học bao nhiêu người đó càng bị chi phối bởi hệ thống triết học tồi tệ bấy nhiêu. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, luôn tồn tại những hệ thống triết học khác nhau. Nếu các nhà khoa học tự nhiên bị chi phối bởi các hệ thống triết học lạc hậu thì không thể đạt được thành tựu cao trong chuyên môn của mình. Ngược lại, các nhà khoa học tự nhiên được các hệ thống triết học tiên tiến dẫn đường họ sẽ đạt được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học. Ông viết:

“Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.

F.Enghen cũng khẳng định, đối với khoa học tự nhiên hiện đại thì phương pháp tư duy duy nhất phù hợi là phép biện chứng duy vật. F.Enghen chỉ ra, trong quá trình nghiên cứu đánh giá các kết quả đã đạt được và vạch ra hướng nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học tự nhiên luôn cần đến sự chỉ dẫn của phép biện chứng duy vật. Chẳng hạn, khi các nhà khoa học tự nhiên phát hiện ra các công thức đo công khác nhau và tranh luận với nhau không phân thắng bại, Người nói các công thức đo công đó đều đúng trong những giới hạn nhất định. Khi phân tích định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Người bổ sung thêm nó không chỉ bảo toàn về số lượng mà còn bảo toàn cả về chất lượng. Khi phân tích mối quan hệ giữa các ngành khoa học trong khi chúng đang nghiên cứu tách rời lẫn nhau, F.Enghen chỉ ra, chỗ giao tiếp giữa các ngành khoa học chính là nơi chờ đợi những thành quả to lớn nhất...

- Qua sự khái quat trình bày của F.Enghen, chúng ta thấy rằng, giữa khoa học tự nhiên và triết học là không tách rời nhau. Triết học phải dựa trên cơ sở các thành tựu của khoa học tự nhiên, phải khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên đã đạt được. Ngược lại, chính triết học duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển của các khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w