II. Bố cục của tác phẩm (Tác phẩm in riêng 1960)
2. Thay lời dẫn “Một số người “mác-xít” 1908 và một số nhà duy tâm 1710 đã bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?”
1710 đã bài xích chủ nghĩa duy vật như thế nào?”
Ở phần này, Lênin chỉ ra những người “mác-xít Nga” theo chủ nghĩa Makhơ giống Béccơly và Hium như thế nào. Lênin kết luận “những người theo chủ nghĩa Makhơ “tối tân” chưa đưa ra được một luận cứ nào, quả thật là chưa đưa ra được lấy một luận cứ nào ngoài những luận cứ của giám mục Béccơly”. Lênin gọi bọn Makhơ là những kẻ khôi hài. Những lập luận của họ “vì quên hay vì không biết mà họ đã không nói thêm rằng những phát hiện ấy đã được tìm ra từ năm 1710 rồi”63. Lênin kết luận: “phái Makhơ “tối tân” chưa đưa ra được một luận cứ nào, ngoài những luận cứ của giám mục Beccơly”64(Tr33).
Lênin dẫn lời của những người theo chủ nghĩa Makhơ rằng, nếu quan điểm của họ có “thân thuộc gần gũi” với những quan điểm duy tâm của Béccơly thì cũng không phải là một tội lỗi về triết học. Rồi Lênin mỉa mai: “lẫn lộn làm một hai khuynh hướng cơ bản không thể điều hoà được trong triết học, cái đó có gì là “tội lỗi” đâu? Nhưng phải chăng tất cả sự khôn ngoan rất mực của Makhơ và Avênariut chung quy lại là ở chỗ lẫn lộn ấy”65.
Lênin chỉ rõ, trong triết học, chỉ có hai đường lối cơ bản là duy vật và duy tâm, không có đường lối thứ ba. Tất cả những phát hiện của chủ nghĩa kinh
62 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 9-10.
63 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 19.
nghiệm phê phán và các trào lưu phản động khác ở Nga lúc ấy đều chỉ là biến thể của chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béccơly.
3. Chương 1: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng (I). Tr 35 - 120.