Bổ sung mục 1 chương IV: Tsecnưsepxky phê phán chủ nghĩa Cant từ phía nào Tr 503 506.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 82 - 87)

II. Bố cục của tác phẩm (Tác phẩm in riêng 1960)

10. Bổ sung mục 1 chương IV: Tsecnưsepxky phê phán chủ nghĩa Cant từ phía nào Tr 503 506.

- Ở phần này Lênin chỉ ra, Tsecnưsépxky nhà đại văn hào Nga vừa là đồ đệ của Ludwig Feuerbach, đồng thời vừa là nhà triết học duy vật Nga ngay từ những năm 50 của thế kỷ XIX đã là người rất nổi tiếng. Đây là người có ảnh hưởng lớn đối với Lênin. Tuy vậy, dù ông vẫn thuỷ chung với chủ nghĩa duy vật triết học hoàn chỉnh, nhưng do trình độ lạc hậu của nước Nga mà ông không vươn lên được chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mac. (Những quan điểm về mỹ học của Tsecnưsepxky được Lênin đánh giá rất cao).

- Lênin chỉ ra 6 lập luận xuất sắc của Tsecnưsepxky đưa ra vào năm 1888 để phân biệt sự khác nhau giữa Tsecnưsepxky với phái Cant mới và chủ nghĩa Makhơ: Tsecnưsepxky cho rằng, phần đông các nhà khoa học tự nhiên cố lập nên những lý luận rộng rãi về quy luật hoạt động của tư tưởng con người, thì đều lặp lại lý luận siêu hình của Cant về tính chủ quan của tri thức của ta... Lênin đánh giá:

a. Tuy Tsecnưsepxky không bằng F.Enghen, vì trong thuật ngữ ông đem sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, lẫn lộn với sự đối lập giữa biện chứng với siêu hình, nhưng Tsecnưsepxky đã ở vào trình độ của

F.Enghen, nên ông ta đã không trách cứ thuyết thực tại của Cant, mà chỉ trách cứ thuyết bất khả tri của Cant, không trách cứ Cant thừa nhận vật tự nó, mà chỉ trách cứ Cant đã không rút ra được tri thức của chúng ta từ cái nguồn khách quan ấy. Sự phê phán này là hoàn toàn ngược lại với sự phê phán của phái Makhơ và chủ nghĩa Cant mới.

b. Đối với Tsecnưsepxky và các nhà duy vật, thì các đối tượng (vật tự nó theo Cant) đều tồn tại một cách thực tại và đều là những cái mà ta hoàn toàn có thể nhận thức được (bao gồm cả sự tồn tại của chúng, chất lượng của chúng và hệ quả thực tại giữa chúng với nhau).

c. Với Tsecnưsepxky và các nhà duy vật thì quy luật tư duy không chỉ có ý nghĩa chủ quan, mà chủ yếu quy luật tư duy phản ánh những hình thức tồn tại thực tại của đối tượng, nó hoàn toàn giống chứ không phải khác các hình thức đó.

d. Với Tsecnưsepxky và các nhà duy vật, trong hiện thực vẫn có những cái mà ta cho là quan hệ nhân quả: tính nhân quả khách quan của giới tự nhiên hoặc tính tất nhiên của giới tự nhiên.

e. Với Tsecnưsepxky và các nhà duy vật, thì mọi khuynh hướng thoát ly chủ nghĩa duy vật để đi đến chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri đều là những điều bậy bạ và siêu hình cả.

f. Với Tsecnưsepxky, những vấn đề cơ bản mà con người đang muốn hiểu biết đều là những vấn đề hiện nay ta gọi là vấn đề cơ bản của lý luận về nhận thức hay của nhận thức luận.

- Lênin đánh giá Tsecnưsepxky thực sự là nhà đại văn hào Nga duy nhất đã vất bỏ được những điều bậy bạ thảm hại của phái Cant mới, của phái thực chứng luận, của phái Makhơ và các kẻ hồ đồ khác. Ông là người từ những năm 50 cho đến 1888 là nhà triết học duy vật hoàn chỉnh, nhưng không là triết học duy vật biện chứng của C.Mac và F.Enghen.

KẾT LUẬN:

Khi nghiên cứu tác phẩm này, ta cần đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau:

a. Vấn đề cơ bản của triết học:

- Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Lênin đã giải quyết tốt vấn đề cơ bản của triết học.

- Lênin phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mac và F.Enghen trong giải quyết tính tương đối và tính tuyệt đối quan hệ vật chất và ý thức, trong giải quyết tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại.

- Từ vấn đề cơ bản của triết học, Lênin đã phân tích nhân quả, tất nhiên ngẫu nhiên, tự do và tất yếu.

b. Lý luận phản ánh:

- Đây là một nội dung chính của tác phẩm, vấn đề có giá trị lớn trong việc bảo vệ và phát triển học thuyết Mác về lý luận nhận thức. Lênin đã phân tích lý luận phản ánh từ vấn đề cơ bản của triết học.

- Phản ánh là bản chất của nhận thức. Lý luận phản ánh là bản chất là cơ sở của lý luận nhận thức.

c. Những nội dung chính của lý luận phản ánh được Lênin nêu ra ở chương II là:

- Sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan ở ngoài chúng ta.

- Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của sự vật, hiện tượng. - Dựa vào thực tiễn mà kiểm tra các hình ảnh ấy và phân biệt nó với các hình ảnh sai.

d. Từ lý luận phản ánh, Lênin đã giải quyết các vấn đề còn lại của lý luận nhận thức:

- Con đường biện chứng của nhận thức. - Vai trò của thực tiễn trong nhận thức. - Vấn đề chân lý.

- Lênin đã làm phong phú lý luận của C. Mác và F. Enghen về chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối, chân lý tương đối và tính cụ thể của chân lý. Ông nêu ra nguyên lý về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.

Câu hỏi ôn tập:

1- Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ

nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin?

2- Lênin đã phân tích toàn bộ lịch sử khoa học tự nhiên để chứng thực tính

chính xác của các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật rằng vật chất là cái có trước; ý thức, cảm giác, tư duy là cái có sau trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” như thế nào?

3- Nêu và phân tích ba kết luận cơ bản của nhận thức luận mác-xit và định

nghĩa khoa học về vật chất của Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”?

4- Lênin đã phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa Makhơ về

những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực xã hội và nêu lên tính đảng trong triết học trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” như thế nào?

5- Bốn luận điểm do Lênin nêu ra làm căn cứ xuất phát để đánh giá, phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, đồng thời là phương pháp luận cho chúng ta nghiên cứu tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là gì?

6- Ba nội dung chính của lý luận phản ánh mác-xít được Lênin nêu ra trong

tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là gì?

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA F.ENGHEN F.ENGHEN

I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.

Tác phẩm được F.Enghen viết vào những năm 1873-1883. Lúc này F.Enghen còn bận nhiều công việc khác của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Đây là tác phẩm chưa hoàn thành của F.Enghen.

- Trước 1925 chỉ có hai bài trong tác phẩm này được công bố: “Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến thành người - 1896”, “Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh - 1898”. Năm 1925, toàn bộ tác phẩm lần đầu tiên được xuất bản tại Liên-xô.

- Giữa thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã tích luỹ được một khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng vẫn chưa có một sự khái quát mới về triết học. C.Mac và F.Enghen tuy tập trung quán triệt chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào lĩnh vực xã hội, song không coi nhẹ lĩnh vực khoa học tự nhiên, mà luôn luôn coi khoa học tự nhiên là cơ sở của mọi tri thức. Theo F.Enghen “với những phát minh mới của khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật cũng thay đổi hình thức”. Cho nên, để phát triển triết học không thể không nghiên cứu khoa học tự nhiên, khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên. Tác phẩm này của F.Enghen trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, đưa ra khái quát mới về mặt triết học, bổ sung và phát triển phép biện chứng duy vật, đánh giá đúng các thành tựu đã đạt được và vạch phương hướng cho khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển.

- Đây cũng là thời kỳ chủ nghĩa duy tâm, siêu hình và chủ nghĩa thực chứng đang gây những cản trở lớn cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. F.Enghen viết tác phẩm này cũng nhằm phê phán các quan điểm đó và chứng minh chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng là duy nhất thích hợp với khoa học tự nhiên hiện đại. Chính thế, các nhà khoa học tự nhiên phải tự giác đi theo phép biện chứng duy vật và từ bỏ thế giới quan duy tâm và siêu hình.

- Tác phẩm chưa hoàn thành, nhưng nó có ý nghĩa to lớn trong kho tàng lý luận Mác-Lênin. Nó cung cấp cho chúng ta kiểu mẫu về việc vận dụng phép biện chứng trong quá trình phân tích, khái quát các thành tựu của khoa học tự

nhiên, vạch ra phương hướng cho khoa học tự nhiên phát triển. Nó cung cấp cho chúng ta nhiều vấn đề thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật.

Cho đến nay khoa học tự nhiên đã có nhiều thay đổi nhưng những vấn đề phương pháp luận trong tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị.

II. Bố cục của tác phẩm.

Vì là bản thảo nên trật tự chương mục là vấn đề còn phải nghiên cứu. Khi nghiên cứu tác phẩm này cần tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản theo từng bài, từng phần.

- Lời tựa (Tr 5 - 30)

- Những sơ thảo đề cương (Tr 31 - 36)

[ Các chương]

- Lời nói đầu (Tr 37 - 69)

- Bài tựa cũ của cuốn “Chống Đuy Rinh” (Tr 70 - 84) - Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh (Tr 85 - 103) - Phép biện chứng (Tr 104 - 114)

- Những hình thái vận động cơ bản (Tr 115 - 142) - Sự đo lường vận động - Công (Tr 143 - 165)

- Sự ma sát của nước thuỷ triều. Cant và Tômxơn - Te. Sự quay của quả đất và sức hút của mặt trăng (Tr 166 - 174)

- Nhiệt (Tr 175 - 182) - Điện (Tr 183 - 265)

- Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người (Tr 266 - 289)

Bút ký và đoạn ngắn

- Trích yếu lịch sử khoa học (Tr 290 - 316) - Khoa học tự nhiên và triết học (Tr 317 - 332) - Phép biện chứng (Tr 333 - 388)

- Những hình thái vận động của vật chất. Phân loại các ngành khoa học (Tr 389 - 414)

- Toán học (Tr 415 - 442)

- Cơ học và thiên văn học (Tr 443 - 452) - Vật lý học (Tr 453 - 478)

- Sinh vật học (Tr 482 - 512)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm1. Những sơ thảo đề cương [31 - 36]

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w