III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm
47 F.Enghe n Chống Đuy Rinh Nhà xuất bản Sự Thậ t Hà Nội 197 6 Trang 6.
mà ông ta trình bày trong đó, về trình độ sai lầm và khuôn sáo, thì cũng xứng đáng đặt ngang hàng với những định luật về kinh tế học, về đồ thức luận vũ trụ, v.v., do ông đã khám phá ra trước đây và được nghiên cứu trong sách này, và cái đê-nhiệt-kế, khí cụ để đo những nhiệt kế cực kỳ thấp, do ông Đuy Rinh đã chế tạo ra, sẽ không dùng để đo những nhiệt độ cao hay thấp, mà chỉ đơn thuần dùng để đo cái kiêu căng ngu dốt của ông Đuy Rinh mà thôi.”48
- Trong lời tựa viết cho lần xuất bản ngày 23 tháng 9 năm 1885, F.Enghen bất ngờ cho việc tái bản tác phẩm của ông, vì nó đã được trích đăng và đăng toàn bộ thành nhiều bản cho hàng ngàn độc giả. F.Enghen cũng chỉ ra, dưới chủ nghĩa đế quốc tác phẩm của ông bị cấm và vì vậy nó càng tăng thêm gấp đôi, gấp ba lượng tiêu thụ sách của ông và khiến cho các tác phẩm của ông được tái bản nhiều hơn.
F.Enghen khẳng định rằng những quan niệm được trình bày trong sách phần lớn là do C.Mac xây dựng và phát triển, F.Enghen chỉ dự vào một phần rất nhỏ. Trong lần tái bản này, tác phẩm hầu như không sửa chữa gì thêm, vì theo F.Enghen đây là tác phẩm bút chiến mà đối thủ của Người là Đuy Rinh đã không thể sửa chữa được gì, thì bản thân F.Enghen cũng không cần sửa chữa gì cả. Tuy nhiên, có chương hai phần ba “Tiểu luận về lý luận” thì có giải thích thêm cho rõ vì nó đã được sửa và in trong một cuốn sách khác có nhan đề “Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học”.
Trong lời tựa này, F.Enghen cũng thừa nhận cho đến 1877, chính Moóc- gan mới là người cung cấp cho chúng ta chìa khoá tìm hiểu về lịch sử nguyên thuỷ nhân loại. Còn trong phần bàn về lý luận về khoa học tự nhiên “phần này trình bày rất vụng về, nhiều điểm bây giờ có thể diễn đạt dưới một hình thức rõ ràng và chính xác hơn”.49 F.Enghen viết: “Từ khi C.Mac qua đời, thời giờ của tôi đã phải dành cho nhiều nhiệm vụ cấp bách hơn, và tôi đã phải ngừng việc nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học tự nhiên lại. Bây giờ tôi đành cứ tạm dùng những tài liệu đã ghi trong cuốn sách này, đợi về sau có dịp nào sẽ tập hợp lại và công bố những điều mà tôi thu hoạch được, có lẽ cùng một lúc với việc công bố những bản thảo toán học rất quan trọng mà C.Mac đã để lại cũng nên”.50
F.Enghen cũng khẳng định: “Chính là chỉ có tiếp thu được những kết quả mà hai ngàn năm trăm phát triển của triết học đã đạt được thì khoa học tự nhiên mới có thể, một mặt thoát khỏi mọi thứ triết học tự nhiên tách riêng ra, đứng ngoài và đứng trên khoa học, mặt khác thoát khỏi cái phương pháp tư duy hẹp hòi của bản thân khoa học đó, do chủ nghĩa kinh ngjhiệm Anh truyền lại.”51
- Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thư ba ngày 23 tháng 5 năm 1894, F.Enghen lấy làm mãn nguyện mà nhận thấy rằng, kể từ lần xuất bản trước
48 S đ d trang 9.
49 S đ d trang 13.
những quan điểm trình bày trong Chống Đuy Rinh của ông đã được truyền bá rộng rãi trong ý thức của giới khoa học và của giai cấp công nhân, không chỉ ở Đức mà cả trên khắp các nước văn minh của thế giới.
Trong lần xuất tái bản này, F.Enghen chỉ bổ sung thêm những điều trọng yếu vào chương mười phần thứ hai “Về lịch sử phê phán”. Vì phần chính trong chương này là của C.Mac và F.Enghen có nhiệm vụ phải ghi lại hết sức đầy đủ và đúng từng câu chữ những đoạn văn trong đó C.Mac đã đặt những người như Pet-ty, Noóc, Lốc-cơ, Hium vào đúng vị trí của họ trong quá trình sản sinh ra môn kinh tế- hính trị học cổ điển. Việc làm đó của F.Enghen một mặt vì trước đó ông đã lược đi, mặt khác theo ông “chính những chỗ ấy chính là cái phần, cho đến cả ngày nay nữa, vẫn còn giữ được ý nghĩa lớn lao nhất và bền vững nhất”.52