Một số vấn đề về lý luận nhận thức và lôgíc học.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 99 - 103)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1 Những sơ thảo đề cương [31 36]

6. Một số vấn đề về lý luận nhận thức và lôgíc học.

- F.Enghen nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Con người cải biến tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất, trực tiếp nhất của tư duy. Trí tuệ của con người phát triển song song với việc con người cải biến tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học là do sản xuất quyết định. Thực tiễn chứng minh nhận thức là đúng hay sai.

- Nếu khoa học tự nhiên tuyệt đối hoá kinh nghiệm, phủ định tư duy lý luận thì sẽ rới vào chủ nghĩa thần linh. Kinh nghiệm không chứng minh đầy đủ tính tất yếu. “Quy luật chung còn cụ thể hơn bất kỳ ví dụ cụ thể riêng lẻ nào”.

Nhấn mạnh vai trò của nhận thức lý tính, nhưng không xem nhẹ nhận thức cảm tính: “Mọi nhận thức thực sự, thấu đáo chỉ ở chỗ: trong tư duy chúng ta nâng từ tính đơn giản nhất đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến, là ở chỗ chúng ta tìm ra và xác định cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời”.

- Nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao theo đường quanh co phức tạp. Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, nhưng nó thực hiện thông qua nhận thức có hạn của từng người và từng thế hệ. Vì thế, cái vô hạn là có thể nhận thức được và cũng là không thể nhận thức được.

- F.Enghen cũng chỉ ra sự thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch và vai trò của phân tích, của giả thiết trong nhận thức khoa học. Đồng thời ông cũng nêu ra sự khác nhau giữa lôgíc biện chứng với lôgíc hình thức: Những phương pháp nghiên cứu mà lôgíc thông thường thừa nhận (như quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, thực nghiệm) thì con người và con vật đều có, chỉ khác nhau về trình độ. Trái lai, tư duy biện chứng - tư duy lấy sự nghiên cứu biện chứng của ngay những khái niệm làm tiền đề - chỉ có thể có ở con người, và chỉ ở con người đã ở một trình độ phát triển tương đối cao.

Câu hỏi ôn tập:

1) Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

2) Những khái quát của F.Enghen về lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên từ trước đó cho đến khi ông viết tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

3) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vai trò của khoa học tự nhiên với triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

4) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về vật chất và vận động trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

5) Nêu và phân tích những quan niệm của F.Enghen về nguồn gốc và vai trò của ý thức đối với hoạt động của con người trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

6) Những quan điểm toàn diện của F.Enghen về phép biện chứng trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

7) Những kết luận cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận và nguyên tắc của nhận thức về lý luận nhận thức và lôgíc học được F.Enghen trình bày trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”?

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA V.I.LÊNIN V.I.LÊNIN

(V.I LÊNIN TOÀN TẬP - TẬP 29 - NXB TIẾN BỘ - MÁTXCƠVA 1981) 1981)

II. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.

- Tác phẩm này được Lênin viêt trong thời kỳ “chiến tranh thế giới lần thứ nhất”. Thời đại mà những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc gay gắt đến cực độ, khủng hoảng và cách mạng đã chín muồi. Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phép biện chứng duy vật với tính chất của chủ nghĩa đế quốc, của chiến tranh phi nghĩa, của sự nguỵ biện chiết trung, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa sô vanh bởi các thủ lĩnh Quốc tế II. Trước yêu cầu lịch sử phải bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, Lênin đã viết tác phẩm này.

- Đa số những ghi chú trong tác phẩm này, lần đầu tiên được công bố năm 1929 - 1930 trong văn tập Lênin toàn tập - tập 9 và tập 11. Nó được in thành tác phẩm “Bút ký triết học” năm 1933 - 1947. Năm 1958 được in thành tập 38 trong Lênin toàn tập tái bản lần thứ tư.

- Cấu tạo trong các lần xuất bản trên là không giống nhau, trong đó nội dung tập 38 xuất bản năm 1958 là đầy đủ hơn cả. Lần xuất bản này (tập 29 trong Lênin toàn tập - nhà xuất bản Tiến Bộ - Mátxcơva 1981- Tiếng Việt) so với tập 38 có bổ sung một số nội dung ở phần III và có lược bỏ một số ghi chép trong “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” không có ở phần 2 vì đã đưa vào tập 28.

- Về thứ tự sắp xếp tài liệu của cuốn sách tập 29 cũng khác trước đây. Lần này tài liệu được sắp xếp theo trình tự thời gian (được xác định gián tiếp vì Lênin không ghi ngày tháng năm).

- Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn:

a. Với sự phân tích về các vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật, “Bút ký triết học” giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng lý luận mác-xít về chủ nghĩa đế quốc, phát triển lý luận cách mạng Xã hội chủ nghĩa, phát triển học thuyết về nhà nước, chiến lược, sách lược của Đảng.

b. Không nắm được “Bút ký triết học” thì không hiểu được toàn bộ việc Lênin tiếp tục phát triển triết học Mác trong các tác phẩm sau này như: “Nhà nước và cách mạng”, “Lại bàn về công đoàn”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”...

c. “Bút ký triết học” chỉ ra những con đường phát triển hơn nữa của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lịch sử khoa học của triết học.

d. Phép biện chứng duy vật được Lênin trình bày trong “Bút ký triết học” có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, phân tích những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, xác định sách lược của phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện hiện nay và đấu tranh chống triết học tư sản, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại cũng như chủ nghĩa giáo điều.

III. Bố cục của tác phẩm.

Ngoài lời tựa 30 trang, chú thích và các bản chỉ dẫn cùng mục lục 184 trang, nội dung của cuốn sách chứa đựng trong 750 trang được chia thành ba phần:

- Phần I. Các bản tóm tắt và các đoạn trích gồm 397 trang với các bài viết: + Bản tóm tắt “Gia đình thần thánh“ của C.Mac và F.Enghen (1895).

+ Bản tóm tắt “Những bài giảng về bản chất tôn giáo” của Ludwig Feuerbach (1909).

+ Bản tóm tắt “Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai- bni-txơ” của Ludwig Feuerbach (1914 - 1915).

+ Bản tóm tắt “Khoa học lôgíc” của Heghen (1914 - 1915).

+ Bản tom tắt “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Heghen (1914 - 1915).

+ Bản tóm tắt “Những bài giảng về triết học của lịch sử” của Heghen (1914 - 1915).

+ Bản tóm tắt “Lôgíc học của Heghen” của Noen (1914 - 1915). + Bản tóm tắt “Triết học của Hêraclít bí ẩn ở Êphexơ” của Látxan (1914 - 1915).

+ Bản tóm tắt “Phép siêu hình” của Arixtốt (1914 - 1915).

- Phần II. Những ghi chú về các sách các bài báo và các bài phê bình gồm 36 trang với các bài:

+ Ph. I-béc-vếch “Khái luận về lịch sử triết học” (1903). + Ph. Pôn-sen “Nhập môn triết học” (1903).

+ Ghi chú về bài phê bình cuốn sách của E. Hếch-ken “Những cái kỳ diệu của cuộc sống” và “Bí ẩn của vũ trụ” (1904).

+ Trích các cuốn sách viết về khoa học tự nhiên triết học của thư viện Xoóc-bon (1909).

+ Trích “Bút ký về triết học” (1914 - 1915).

+ Trích “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” (có lược bớt so với tập 38; 1915 - 1916).

- Phần III. Những ý kiến và bút tích ghi trong các trang sách gồm 315 trang với các bài viết:

+ Đítxơghen “Tập luận văn ngắn về triết học” (phần bổ sung mà tập 38 không có, 1908 - 1911).

+ G.V.Plêkhanốp “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” (1908 - 1911).

+ V.Suliaticốp “Sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản trong triết học Tây Âu từ Đêcáctơ đến E.Makhơ” (1908 - 1911).

+ A.Rây “Triết học hiện đại” (1908 - 1911).

+ A.Đêbôrin “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” (1908 - 1911). + G.V.Plêkhanốp “N.G.Tsecnưsepxky” (1908 - 1911).

+ I.U.M.Xtêclốp “N.G.Tsenưsepxky, cuộc đời và hoạt động của ông 1828 - 1889” (phần bổ sung mà tập 38 không có, 1908 - 1911).

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w