Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 50 - 53)

- Cuối những năm 70-80 của thế kỷ XIX, tư tưởng tiểu tư sản cơ hội của phái Lát Xan chi phối mạnh mẽ phong trào công nhân Đức. Người có ảnh hưởng lớn không chỉ với phong trào công nhân mà ngay cả với những người cộng sản Đức là Đuy Rinh.

- Đuy Rinh là phó giáo sư vật lý của trường đại học Béclinh, nhưng có nhiều tham vọng về triết học. Ông ta đã viết “Giáo trình triết học với tư cách là một thế giới quan khoa học chặt chẽ và sự hình thành cuộc sống” năm 1875, “Giáo trình kinh tế-chính trị và kinh tế -xã hội gồm các điểm chủ yếu của chính sách tài chính” năm 1876, “Lịch sử phê phán của khoa kinh tế-chính trị và của chủ nghĩa xã hội “ tháng 9 năm 1875... Ông ta đã nêu ra “triết học hiện thực” và coi triết học của mình là tuyệt đích cuối cùng. Với lối viết văn kết hợp các kiến thức khoa học tự nhiên nên các tác phẩm của ông ta rất có sức thuyết phục. Thậm chí ngay cả BêBen - một lãnh tụ của đảng cộng sản - cũng đã ca ngợi và coi Đuy Rinh là “người cộng sản mới”.

- Được đồng chí và bè bạn của mình biên thư thông báo, thấy được tính độc hại của học thuyết Đuy Rinh, C.Mac và F.Enghen quyết định chống lại Đuy Rinh. Lúc đầu, hai ông giới hạn trong những nhận xét phê phán cá biệt đối với

Đuy Rinh thông qua một số bài báo, sau đó thì tiến hành phê phán một cách toàn diện.

- Tháng 5 năm 1876, F.Enghen đã vạch ra đề cương của cuốn sách. Tháng 1/1877 những phần đầu của cuốn sách đã được đăng. Tháng 7/1878 toàn bộ tác phẩm được đăng dưới dạng ba loạt bài báo là ba phần của tác phẩm được in tách biệt. Đồng thời cũng tháng 7/1878, ở Lépních (Leipzig) lần đầu tiên đã in toàn bộ tác phẩm với lời nói đầu của F.Enghen. Lần tái bản thứ ba in năm 1894 được F.Enghen xem lại và bổ sung. Lần in đầu tác phẩm có tựa đề “Ông Đuy Rinh làm đảo lộn khoa học”, sau nay đổi lại là “Chống Đuy Rinh”.

- Tác phẩm in lần thứ 5 của nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1984 đã được đối chiếu với C.Mac và F.Enghen toàn tập - Bản tiếng Nga - Tập 20.

- Theo F.Enghen, trong quá trình biên soạn cuốn sách, C.Mac đã đóng góp một cách tích cực. Thế giới quan được trình bày trong tác phẩm phần lớn do C.Mac xác lập và phát triển, F.Enghen chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Trong tác phẩm, chương X phần II bàn về khoa kinh tế-chính trị là do C.Mac viết.

- Tác phẩm này là sự tổng kết sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong ba mươi năm (1848 - 1878). Nó là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên F.Enghen trình bày một cách hoàn chỉnh thế giới quan mác-xít: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Kinh tế-chính trị. F.Enghen chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời mà luôn luôn phụ thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. F.Enghen chỉ ra, chúng tác động liên hệ nhau với tư cách là một hệ thống lý luận, nhưng các bộ phận cấu thành thì tương đối độc lập, nhưng chỉ hiểu được đúng nó trong mối liên hệ bên trong giữa chúng với tổng thể.

- F.Enghen đã sử dụng các thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và kinh nghiệm đấu tranh của cuộc đấu tranh giai cấp để bảo vệ và phát triển triết học Mác về những vấn đề cơ bản. Theo F.Enghen, cuốn sách là “một cuốn khái luận có tính chất bách khoa về các quan niệm của chúng tôi về các vấn đề triết học, khoa học tự nhiên và lịch sử” (C.Mac - F.Enghen toàn tập - Bản tiếng Nga - Tập 36 - Trang 119).

II. Bố cục của tác phẩm.

Bố cục tác phẩm được giới thiệu ở đây là tái bản lần thứ 5 của Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1984 và Tác phẩm được in trong C.Mac - F.Enghen tuyển tập - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1983 - Tập 5 - Trang 9 đến 462. Tác phẩm này ngoài các lời tựa ra, nó được kết cấu gồm lời mở đầu và ba phần: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Lời tựa F.Enghen viết cho ba lần xuất bản: Tr 13 - 28 (trong tác phẩm in riêng từ trang 5 - 21)

+ Lời tựa F.Enghen viết 11/06/1878: Tr 13 - 17 ( Tr 5 -9 trong Tác phẩm in riêng).

+ Lời tựa F.Enghen viết 23 / 09 / 1885: Tr 18 - 27 (9 -20). + Lời tựa F.Enghen viết 23 / 05 / 1894: Tr 27 - 28 (20 - 21. - Lời mở đầu: Gồm hai chương từ Trang 29 - 51 (23 - 52) + Chương I: Nhận xét chung Tr 29 - 44 (23 - 44).

+ Chương II: Ông Đuy Rinh hứa những gì Tr 45 - 51 (45 - 52).

- Phần thứ nhất: Triết học.

Phần này gồm 12 chương. Từ Tr 52 - 206 (53 - 241).

+ Chương III: Phân loại chủ nghĩa tiên nghiệm Tr 52 - 62 (55 - 66). + Chương IV: Đồ thức luận về vũ trụ Tr 62 - 69 (67 - 75).

+ Chương V: Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian Tr 69 - 83 (76 - 93).

+ Chương VI: Triết học về tự nhiên. Thiên thể học, vật lý học, hoá học Tr 83 - 96 (94 - 110).

+ Chương VII: Triết học về tự nhiên. Giới hữu cơ Tr 96 - 110 (111 - 127). + Chương VIII: Triết học về tự nhiên. Hết Tr 110 - 121 (128 - 140).

+ Chương IX: Đạo đức và pháp quyền. Chân lý vĩnh cửu Tr 121 - 137 (141 - 159).

+ Chương X: Đạo đức và pháp quyền. Bình đẳng Tr 137 - 155 (160 - 180).

+ Chương XI: Đạo đức và pháp quyền. Tự do và tất yếu Tr 155 - 170 (181 - 198).

+ Chương XII: Biện chứng. Lượng và Chất Tr 170 - 184 (199 - 215).

+ Chương XIII: Biện chứng. Phủ định cái phủ định Tr 184 - 203 (216 - 237).

+ Chương XIV: Kết luận Tr 203 - 206 (238 - 241).

- Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học gồm 10 chương từ Tr 207 - 360 (243 - 422).

+ Chương I: Đối tượng và phương pháp Tr 207 - 224 (243 - 264). + Chương II: Lý luận về bạo lực Tr 224 - 234 (265 - 276).

+ Chương III: Lý luận về bạo lực (tiếp theo) Tr 235 - 247 (277 - 290). + Chương IV: Lý luận về bạo lực (Hết) Tr 247 - 262 (291 - 307).

+ Chương V: Lý luận về giá trị Tr 262 - 278 (308 - 326).

+ Chương VI: Lao động giản đơn và lao động phức tạp Tr 279 - 286 (327 - 326).

+ Chương VII: Tư bản và giá trị thặng dư Tr 286 - 299 (336 - 350).

+ Chương VIII: Tư bản và giá trị thặng dư (Hết) Tr 299 - 312 (351 - 366). + Chương IX: Những quy luật tự nhiên của kinh tế. Địa tô Tr 312 - 320 (367 - 376).

+ Chương X: Về quyển “Lịch sử phê phán” Tr 320 - 360 (377 - 422). - Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội gồm 5 chương từ Tr 361 - 462 (423 - 556).

+ Chương I: Lịch sử Tr 361 - 376 (425 - 445 Tiểu luận về). + Chương II: Lý luận Tr 376 - 401 (446 - 480 Tiểu luận về). + Chương III: Sản xuất Tr 401 - 421 (481 - 504).

+ Chương IV: Phân phối Tr 421 - 443 (505 - 532).

+ Chương V: Nhà nước, Gia đình, Giáo dục. Tr 443 - 462 (533 - 556). Các trang còn lại trong tác phẩm in riêng từ 557 - 570 là danh mục từ riêng.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w