Chương 3: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng(III).Tr 188-262.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 75 - 76)

II. Bố cục của tác phẩm (Tác phẩm in riêng 1960)

5. Chương 3: Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng(III).Tr 188-262.

phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng(III).Tr 188-262.

- Chương này cũng gồm 6 tiết: 1. Vật chất là gì? Kinh nghiệm là gì?.

2. Sai lầm của Plêkhanốp về khái niệm “kinh nghiệm”. 3. Nói về tính nhân quả và tính tất nhiên trong giới tự nhiên.

4. “Nguyên tắc về tiết kiệm tư duy” và vấn đề “tính thống nhất của thế giới”.

5. Không gian và thời gian. 6. Tự do và tính tất nhiên.

- Trong chương này, theo Lênin, “chúng ta chỉ có thể thương hại cho những kẻ đã tin theo Avênariut và đồng bọn rằng dường như có thể nhờ vào danh từ “kinh nghiệm” mà loại trừ sự phân biệt “cũ rích” giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật”77. Họ không chỉ lạm dụng danh từ “kinh nghiệm” mà còn tỏ ra dốt nát nữa. Bọn họ, “tuy lấy chủ nghĩa duy tâm làm điểm xuất phát, nhưng vẫn thường đi lạc hướng về phía giải thích từ “kinh nghiệm” một cách duy vật”78.

Lênin phân tích, khi họ nói: “chúng ta không nên rút triết học từ bản thân chúng ta, mà từ trong kinh nghiêm”. Ở đây, kinh nghiệm được đem đối lập với cái cái triết học được rút ra từ bản thân, nghĩa là được giải thích như là một cái gì khách quan, từ bên ngoài đưa đến cho con người, tức là được giải thích một cách duy vật. “Mối liên hệ chặt chẽ giữa tư tưởng và kinh nghiệm đã làm nảy sinh những khoa học tự nhiên hiện đại. Kinh nghiệm đẻ ra tư tưởng. Tư tưởng ngày càng phát triển, lại được đối chiếu với kinh nghiệm”. Ở đây, “triết học” riêng của Makhơ bị vứt bỏ, và tác giả tự phát chuyển sang quan điểm thông thường của các nhà khoa học tự nhiên là những người xét kinh nghiệm một cách duy vật.79

- Lênin phê phán bọn Makhơ xuất phát từ duy tâm chủ quan đã coi vật chất chẳng qua chỉ là một sự liên hệ nhất định giữa những cảm giác. Từ đó bọn họ đã cho rằng, tính tất yếu, tính nhân quả, tính quy luật cũng được gọi là những phạm trù chủ quan do ý thức lý tính, lôgíc mà ra, chứ không là cái khách quan

76 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 151.

77 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 176.

78 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 177.

của thế giới. Họ coi không gian, thời gian là những hệ thống sắp đặt có thứ tự, trật tự hàng loạt cảm giác.

Bác bỏ quan niệm của Makhơ cho rằng, “cái mà chúng ta gọi là vật chất chỉ là một sự liên hệ có quy luật nào đó giữa những yếu tố” và Piếc-xơn cho rằng, “về phương diện khoa học thì không thể phản đối việc phân loại những nhóm tri giác cảm tính nào đó ít nhiều không biến đổi, tập hợp với nhau thành loại, và gọi chung là vật chất, như vậy chúng ta đã tiến gần đến với định nghĩa của Gi.Xt. Minlơ: vật chất là một khả năng thường xuyên về cảm giác”80Lênin kết luận: “Tất cả những nhà triết học mà chúng tôi trích dẫn, đều (người công khai, kẻ thì chê dấu) thay đường lối triết học cơ bản của chủ nghĩa duy vật (từ tồn tại đến tư duy, từ vật chất đến cảm giác) bằng một đường lối đối lập là chủ nghĩa duy tâm... Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà triết học duy tâm và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác; v.v..”81. “Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”82.

- Đồng thời, trong chương này, Lênin khẳng định các quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự tồn tại khách quan của vật chất, tự nhiên đã tạo ra những nguyên lý về tính khách quan của nhân quả, của quy luật thế giới. Không gian, thời gian là hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Nói cách khác là Lênin đã trình bày tính vật chất và tính quy luật của thế giới.

6. Chương 4: Các nhà duy tâm, bạn chiến đấu và kế thừa của những người kinh nghiệm phê phán. Tr 263 - 346.

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w