III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1 Những sơ thảo đề cương [31 36]
5. Phép biện chứng.
Ở tác phẩm này, F.Enghen đã đề cập một cách tương đối toàn diện về phép biện chứng:
- Về các hình thức phát triển cơ bản của phép biện chứng, F.Enghen chỉ ra có ba hình thức: Biện chứng trong triết học Hy -La cổ đại là biện chứng mang tính chất thuần phác tự nhiên, mới chỉ dựa trên những trực giác mà xem xét giới tự nhiên với tư cách là một chỉnh thể nhưng chưa cmi được về chi tiết; Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Cant đến Heghen, mà đỉnh cao là biện chứng của Heghen, nhưng chỉ là phép biện chứng duy tâm; Đỉnh cao nhất của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật do C.Mac sáng lập ra.
- F.Enghen nêu ra những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Biện chứng khách quan chi phối trong giới tự nhiên, biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) chỉ là phản ánh biện chứng khách quan mà thôi. Theo F.Enghen: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến, là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động. Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”, và F.Enghen quy về ba quy luật cơ bản rồi trình bày một ssó nội duỗiung quanh ba quy luật đó:
+ Chất không tồn tại mà chỉ có những sự vật có chất, hơn nữa là những sự vật có vô và chất mới tồn tại. Giữa các sự vật không có sự khác nhau tuyệt đối về chất mà có những chất chung. Tất cả các chất đều có vô vàn những mức độ khác nhau về lượng và chúng có thể đo được. Chất và lượng không có sự khác nhau tuyệt đối mà chúng có thể chuyển hoá cho nhau. Không thể quy mọi sự khác nhau về chất thành sự khác nhau về lượng. Sự biến đổi về lượng phải đến điểm nút mới gây nên sự biến đổi về chất.
+ Trong tự nhiên không có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đồng nhất luôn luôn bao hàm sự khác biệt - đồng nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không ngừng liên hệ tác động lẫn nhau và chỉ tồn tại trong sự liên hệ thống nhất với nhau; Ngược lại, sự thống nhất giữa chúng chỉ tồn tại trong sự phân ly, trong sự đối lập. Các mặt đối lập thâm nhập lẫn nhau, là mầm mống của nhau và ở những điểm nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau. Sự vận động và phát triển của thế giới là thông qua sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Tất cả mọi sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập đều thông qua khâu trung gian mà chuyển hoá cho nhau.
+ Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định biện chứng của phủ định biện chứng là phát triển theo hình xoáy trôn ốc. Sự phát triển có tính chất chu kỳ, lặp lại trên cơ sở cao hơn của quá trình phát triển.
- Ngoài ba quy luật, F.Enghen cũng có đề cập đến các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng. Ông phê phán các quan điểm siêu hình về tất nhiên - ngẫu nhiên đã dẫn đến thuyết định mệnh và đánh giá cao quan niệm của Heghen về mối quan hệ tất nhiên - ngẫu nhiên...