Lời mở đầu gồm hai chương:

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 55 - 65)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm

1. Lời mở đầu gồm hai chương:

a) Chương 1: Nhận xét chung:

F.Enghen khái quát về sự phát triển của lý luận cho đến khi tác phẩm của Đuy Rinh ra đời. Ở đây F.Enghen tập trung hai vấn đề:

- Khái quát sự phát triển của lý luận về chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học. Ở đây, F.Enghen đã phân biệt rõ các khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và chủ nghĩa xã hội khoa học. F.Enghen chỉ ra: “Đi đôi với những cuộc khởi nghĩa vũ trang cách mạng ấy của một giai cấp còn chưa trưởng thành thì có những biểu hiện lý luận tương ứng; Như trong thế kỷ XVI và XVII có những bức tranh không tưởng về một chế độ xã hội lý tưởng; Đến thế kỷ XVIII có những lý luận cộng sản chủ nghĩa rõ rệt (Mô-ren-ly, Ma-bơ-ly), yêu sách về bình đẳng không còn hạn chế trong lĩnh vực những quyền lợi chính trị, mà mở rộng ra cả đến địa vị xã hội của mỗi cá nhân; Không những cần xóa bỏ những đặc quyền giai cấp mà còn cần phải xoá bỏ cả những sự khác nhau về giai cấp nữa”.53

F.Enghen cũng chỉ ra sự giống nhau của ba ông Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen, là họ không tự coi mình là đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản mà lịch sử đã đẻ ra trong giai đoạn đó. Họ chỉ muốn lập tức giải phóng cho toàn thể loài người chứ không trước hết cho một giai cấp nào. Theo F.Enghen: “Thứ chủ nghĩa xã hội chiết trung ấy là một sự hỗn hợp đủ các sắc thái hết sức khác nhau, bao gồm những nhận xét phê phán kém cỏi nhất của các nhà sáng lập ra các phái, những luận điểm kinh tế của họ và những quan niệm của họ về xã hội tương lai - và sự hỗn hợp này càng được tạo ra một cách dễ dàng, nhất là vì trong mỗi yếu tố cấu tạo ra nó, các góc cạnh sắc nhọn của sự chính xác đã mòn đi qua các cuộc tranh cãi, cũng giống như những hòn đá cuội đã mòn đi dưới

52 S đ d trang 20.

dòng suối chảy. Muốn làm cho chủ nghĩa xã hội thành một khoa học trước hết phải đặt nó trên một miếng đất hiện thực.”54 “Quan niệm duy vật về lịch sử và việc dùng quy luật giá trị thặng dư để bóc trần cái bí mật của sản xuất tư bản chủ nghĩa là công lao của C.Mac. Chính nhờ hai phát hiện này, chủ nghĩa xã hội đã trở thành chủ nghĩa xã hội khoa học, mà nhiệm vụ bây giờ phải hoàn thiện thêm trong tất cả các chi tiết (và các mối liên hệ) của nó.”55

- F.Enghen đã khái quát về sự lịch sử phát triển của hai phương pháp biện chứng, siêu hình và vạch ra vai trò của phép biện chứng duy vật đối với nhận thức nói riêng, đối với hoạt động cải biến và vận động của thế giới nói chung.

F.Enghen viết: “Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và phản ánh của chúng vào trong tư tưởng, tức là các khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, phải xem xét từng cái một, tách rời nhau, là những đối tượng cố định, cứng đờ, mãi vẫn như thế... Trái lại, đối với phép biện chứng là phương pháp nắm sự vật và những phản ánh cuả sự vật trong tư tưởng, chủ yếu trong mối liên hệ, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự ra đời và biến đi cuả chúng... Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng của phép biện chứng, và khoa học tự nhiên cận đại trong khi đem lại những tài liệu phong phú và ngày càng nhiều thêm, đã chứng minh rằng trong tự nhiên, xét đến cùng thì mọi sự vậtđều diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình... Nhưng cho đến bây giờ, người ta vẫn có thể đếm được trên đốt ngón tay số những nhà khoa học biết suy nghĩ một cách biện chứng, vì vậy cho nên mâu thuẫn giữa những kết quả thu được và phương pháp tư duy cổ truyền đã giải thích tại sao hiện nay cói tình trạng vô cùng hỗn độn trong lý thuyết của các nhà khoa học tự nhiên, sự biến đổi đó làm cho cả thầy lẫn trò, cả người viết sách và người đọc đều đâm ra thất vọng.”56

b) Chương 2: Ông Đuy Rinh hứa những gì?

Ở đây, F.Enghen chế diễu Đuy Rinh vì Đuy Rinh cho rằng học thuyết của ông ta là tuyệt đích cuối cùng, bản thân ông ta là con người hoàn mỹ, trong khi đó ông ta miệt thị và coi tất cả những người trước ông là vô dụng. F.Enghen vạch ra: “Những câu ông Đuy Rinh ca ngợi ông Đuy Rinh trên đây, còn có thể kể ra gấp mười lần như thế nữa một cách dễ dàng. Song chỉ chừng ấy cũng đủ làm cho trong bộ óc độc giả nẩy ra một số nghi vấn, không biết rằng đây có phải thực là một nhà triết học hay là một - nhưng chúng tôi yêu cầu độc giả hãy chờ đến khi biết rõ khả năng thâm nhập đến tận gốc rễ cuối cùng đã nói ở trên rồi hãy phán đoán. Chúng tôi dẫn ra những câu ca tụng trên đây. là chỉ để tỏ ra rằng trước mặt chúng ta đây, không phải là một nhà triết học và một nhà xã hội chủ nghĩa tầm thường chỉ phát biểu ý kiến của mình một cách giản dị và nhường cho lịch sử quyết định giá trị của những ý kiến đấy, nhưng mà là một nhân vật hoàn toàn đặc biệt, tự cho mình là toàn thiện toàn mỹ không kém gì giáo hoàng, và có

54 S đ d trang 31.

một học thuyết cứu thế, mà người ta phải tiếp thu một cách đơn giản, nếu không muốn rơi vào tội ác nghiêm trọng nhất về ta giáo. Như vậy là ở đây hoàn toàn không phải là một trong những công trình mà người ta thấy nhan nhản trong các sách báo xã hội chủ nghĩa ở tất cả các nước và gần đây cả ở nước Đức nữa - Trong những công trình này, nhiều người thuộc đủ hạng đã hết sức thành khẩn tìm cách làm rõ những vấn đề mà ít nhiều họ có thể thiếu tài liệu để giải quyết; Trong những công trình đó mặc dầu có những thiếu sót về mặt khoa học hay về mặt văn học, người ta bao giờ cũng phải thừa nhận cái thiện chí xã hội chủ nghĩa của chúng. Ngược lai, ông Đuy Rinh đưa ra cho chúng ta những nguyên lý mà ông tuyên bố là “những chân lý cuối cùng, tuyệt đích”, do đó mà bên cạnh những chân lý này thì bất cứ ý kiến nào khác cũng đều bị coi là sai lầm ngay từ trước rồi; Cùng với cái chân lý độc tôn ấy, ông còn nắm giữ cả cái phương pháp nghiên cứu duy nhất triệt để khoa học bên cạnh thì mọi phương pháp khác đều là không khoa học. Hoặc là ông nói đúng - và như vậy là chúng ta đang đứng trước bậc thiên tài vĩ đại nhất của tất cả các thời đại, vị siêu đệ nhất, vì đó là người đầu tiên toàn thiện toàn mỹ; Hoặc là ông nói sai - và trong trường hợp đó, thì bất kể sự phán đoán của chúng ta như thế nào, mọi sự nể vì của chúng ta đối với cái thiện chí có thể có của ông, đều là những đòn nhục mạ chí tử nhất đối với ông.”57

Bàn về những lời mắng nhiếc của Đuy Rinh đối với các vị tiền bối trong đó có C.Mac, F.Enghen viết: “về phần ông Đuy Rinh, nếu ông có một chút giáo dục nào, thì những lời mắng nhiếc tử tế ấy có lẽ đã phải ngăn cấm không cho ông thấy được cái gì là làm tổn thương và là hỗn xược cả. Cho nên giờ đây chưa vội biểu lộ chút hoài nghi nào về sự đúng đắn căn bản của những lời mắng nhiếc ấy, sợ rằng trong trường hợp trái lại có thể người ta lại cấm luôn cả không cho chúng tôi chọn một loại ngu ngốc mà chúng tôi sẽ được xếp vào đó. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là: một mặt đưa ra một ví dụ về cái mà ông Đuy Rinh gọi là “kiểu mẫu của cách diễn đạt thanh nhã và thật khiêm tốn”, mặt khác, chứng minh rằng đối với ông Đuy Rinh thì chắc chắn rằng tiền bối của ông là không xứng đáng, cũng như chắc chắn rằng ông là toàn thiện toàn mỹ. Đến đây, chúng tôi tỏ bày lòng kính trọng sâu sắc nhất đối với bậc thiên tài vĩ đại nhất của tất cả các thời đại... quả thật là như vậy.”58

.

2 Phần 1: Triết học.

Phần này gồm 12 chương được liệt kê liên tiếp với hai chương của phần mở đầu.

2.1 Chương 3: Phân loại chủ nghĩa tiên nghiệm.

Phần này F.Enghen phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng, nguyên tắc rút ra từ tư duy và được ứng dụng vào tự nhiên và vào lịch sử

57 S đ d trang 47, 48.

loài người.

- Quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật theo F.Enghen thì các nguyên tắc đều được rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử chỉ đúng khi nó phù hợp với tự nhiên và lịch sử. Quan niệm như trên của Đuy Rinh là duy tâm theo kiểu Heghen coi “ý thức”, “tư duy” là có sẵn từ trước đó đối với thế giới vật chất. F.Enghen chỉ rõ, ý thức là sản phẩm của con người, mà bản thân con người cũng chỉ là sản phẩm của tự nhiên.

F.Enghen viết: “Nguyên tắc không phải là điểm xuất phát mà là điểm cuối cùng của sự nghiên cứu; nguyên tắc không phải là được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài ngưòi mà là được rút ra từ trong giới tự nhiên và lịch sử loài người; Không phải giới tự nhiên và loài người ứng với nguyên tắc mà trái lại, nguyên tắc chỉ đúng nếu nó phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử. Đối với vấn đề này, đó là quan điểm duy vật nhất, còn quan điểm ngược lại của ông Đuy Rinh là quan điểm duy tâm, quan điểm đó hoàn toàn đảo lộn sự vật và xây dựng thế giới hiện thực bằng cách xuất phát từ tư duy, từ những đồ thức, những phương án hay những phạm trù, tồn tại vĩnh viễn ở đâu không biết, trước khi có thế giới, như vậy thật là hoàn toàn theo kiểu một Hêghen nào đó.”59

- Trong chương này F.Enghen cũng chỉ rõ, Đuy Rinh muốn xây dựng trong tư duy một hình ảnh chính xác tuyệt đích về hệ thống chúng ta đang sống. Việc đó không thể làm được. F.Enghen chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình nhận thức và con đường giải quyết những mâu thuẫn đó: “Chính cái khoa học về cái đồ thức chung về vũ trụ, về những nguyên tắc hình thức đó của tồn tại là cơ sở đầu tiên của triết học Đuy Rinh. Nếu như đồ thức vũ trụ được rút ra không phải từ bộ óc mà từ trong thế giới hiện thực và chỉ nhờ vào bộ óc thôi, nếu như những nguyên tắc của tồn tại là rút ra từ những cái có thật, thì để làm công việc ấy, chúng ta không cần đến triết học mà chỉ cần đến những tri thức thực chứng về thế giới và những cái phát sinh ra trong thế giới; Kết quả là công việc đó không phải là triết học nữa mà là khoa học thực chứng. Trong trường hợp này, toàn bộ tác phẩm của ông Đuy Rinh sẽ chỉ là uổng công vô ích.”60

- F.Enghen khẳng định toán học cũng như mọi khoa học khác đều ra đời từ nhu cầu thực tiễn, các khái niệm của toán học đều phải được rút ra từ thế giới hiện thực. Trong khi đó Đuy Rinh lại cho rằng, toán học có thể được sáng tạo từ đầu óc con người một cách tiên nghiệm không cần đến kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài cung cấp cho. F.Enghen đã mỉa mai cái lập luận mâu thuẫn của Đuy Rinh rằng: “Trong đồ thức về vũ trụ, thì toán học thuần tuý đã nảy ra từ tư duy thuần tuý; Trong triết học tự nhiên, nó lại là một cái gì hoàn toàn có tính kinh nghiệm, mượn của thế giới bên ngoài rồi tách ra khỏi thế giới đó. Vậy thì chúng ta nên tin cái nào bây giờ?”.61

59 S đ d trang 56, 57.

2.2 Chương 4: Đồ thức luận về vũ trụ.

Trong chương này F.Enghen chỉ ra tính thống nhất của thế giới là tính vật chất, vật chất vận động trong không gian và thời gian. Người phân tích và phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng, tính thống nhất của thế giới là ở tư duy của con người về thế giới là thống nhất và thế giới thống nhất ở tính tồn tại.

F.Enghen khẳng định tính thống nhất chân chính của thế giới không phải ở tính tồn tại của nó mà là ở tính vật chất của nó. Triết lý của Đuy Rinh là triết lý trong lồng, nghiã là trong cái lồng đồ thức luận về những phạm trù kiểu Hêghen.

2.3. Chương 5: Triết học về tự nhiên. Không gian và thời gian.

Trong chương này F.Enghen chỉ ra không gian và thời gian của vật chất là vô cùng vô tận, không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Cái vô hạn đó là mâu thuẫn và thống nhất giữa vô hạn và hữu hạn. Quan niệm này của F.Enghen nhằm phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng thời gian có điểm khởi đầu và không gian có giới hạn (Kết thúc).

- Chống lại quan niệm của Đuy Rinh cho rằng thế giới có lúc tồn tại ngoài thời gian, F.Enghen chỉ rõ các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian. Tồn tại ngoài thời gian và tồn tại ngoài không gian đều là vô lý. Những quan niệm của Đuy Rinh về sự tồn tại ngoài không gian là tình trạng mê sảng và hỗn loạn đến tuyệt vọng trong bóng tối của Đuy Rinh.

- Chống lại quan niệm của Đuy Rinh cho rằng thế giới đã có lúc ở trạng thái đứng im không vận động, không xảy ra bất cứ một sự biến hoá nào cả, F.Enghen khẳng định vận động chỉ có thể chuyển hoá lẫn nhau từ hình thức này sang hình thức khác chứ không từ trạng thái bất động sang trạng thái vận động được.

2.4. Chương 6: Triết học về tự nhiên. Thiên thể học, Vật lý học,hoá học.

Trong chương này F.Enghen tập trung phê phán quan điểm của Đuy Rinh về vận động và vạch ra quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và vận động, giữa vận động và đứng im.

- F.Enghen đánh giá cao quan niệm của Cant về thuyết tinh vân nguyên thuỷ, coi đó là thành tích lớn nhất của thiên văn học từ Côpécních cho đến lúc ấy. Quan niệm của Cant lần đầu tiên đã làm cho quan niệm tự nhiên không có lịch sử bị lung lay.

Trong “thuyết vũ trụ” trước 1770, Cant coi vũ trụ như một quá trình tự nhiên, đây là thể hiện sự nghiên cứu của ông về sự hình thành của vũ trụ; Quan niệm biện chứng của ông trong nghiên cứu vũ trụ là đòn đánh vào tôn giáo và thần học. Theo Cant, thế giới lúc đầu chỉ là những đám tinh vân, do lực hấp dẫn mà chúng tích tụ nhau lại. Các hạt vật chất bị lực hút khác nhau tạo nên những

khối riêng biệt tạo thành những hành tinh riêng biệt. Nhân của mỗi hành tinh nặng hơn cả so với chính nó. Trong vũ trụ có vô số hệ mặt trời. Mỗi hệ mặt trời bị huỷ diệt lại có một hệ mặt trời mới được hình thành. Vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất, tạo ra những thế giới mới bù đắp cho những tổn thất mà nó gánh chịu ở nơi khác. Cant là tác giả của các phát minh: Nhìn ra sự chậm lại của trái đất trong vòng quay xung quanh trục của nó vì thuỷ triều lên do sức hút của mặt Trăng (Thuỷ triều lên ma sát với mặt đất làm cho vòng quay của trái đất chậm lại); Trái đất vận động trong quy luật tương tác chứ không do bất cứ đấng thần

Một phần của tài liệu Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w