Obitan tự nhiên, obitan nguyên tử tự nhiên và obitan liên kết tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lí thuyết hiđro, đihiđro chuyển dời xanh và đỏ bằng phương pháp hoá học lượng tử (Trang 37 - 39)

( rρ r theo bi ể u th ứ c: ( ) N ( )

1.12.2.Obitan tự nhiên, obitan nguyên tử tự nhiên và obitan liên kết tự nhiên

Mật độ electron được tính từ hàm sóng chính là bình phương môđun của hàm sóng: Ψ = Ψ Ψ2 * (1.82). Ma trận mật độ rút gọn bậc k, ký hiệu γk:

elec elec elec

k 1 k 1 k * elec 1 k k 1 N 1 k k 1 N k 1 N (r ,..., r , r ,..., r ) N (r ,..., r , r ,..., r ) (r ,..., r , r ,..., r )dr ...dr k + + + ′ ′ γ   ′ ′ =  Ψ Ψ  ∫ ∫ (1.83) Chú ý: Tọa độ của Ψ và Ψ*

khác nhau. Toán tử Hamilton chỉ chứa toán tử 1 electron và 2 electron nên ma trận mật độ rút gọn bậc 1 ( (r , r ))γ1 1 1′ và bậc 2 (( (r , r , r , r ))γ2 1 2 1′ ′2 ) có vai trò quan trọng trong thuyết cấu trúc electron. Ma trận ( (r , r ))γ1 1 1′ được chéo hóa và vectơ trị riêng gọi là obitan tự nhiên. Trị riêng tương ứng chính là số electron (Nelec). Khái niệm obitan tự nhiên được sử dụng cho việc phân bố electron trong những obitan nguyên tử và phân tử, do đó điện tích nguyên tử và liên kết phân tửđược xác định. Ý tưởng phân tích mật độ electron dựa vào NAO và NBO được F. Weilhold và cộng sự [214] đưa ra nhằm sử dụng ma trận mật độ 1 electron để định nghĩa hình dạng của obitan trong môi trường phân tử và liên kết trong phân tử từ mật độ electron giữa các nguyên tử.

Đối với ma trận mật độ rút gọn bậc 1 trong không gian γ(r , r )r r1 1′

, ta có toán tử tương ứng γˆ có dạng tích phân và γˆf (r)r = γ∫ (r , r )f (r)d rr r r r1 1′ 3 ′ (1.84)

Theo P. O. Lowdin, thông tin đầy đủ về γˆ đạt được từ những obitan riêng, gọi là obitan tự nhiên θi và trị riêng tương ứng ni:

i i i

ˆ n

Trong đó, ni là số chiếm của obtain tự nhiên θi và có biểu thức tính

1 i ˆ i

n = θ γ θ . Những thuộc tính cực đại hoặc cực tiểu của hàm riêng toán tử γˆ bảo đảm rằng tất cả các θi là những obitan chiếm cực đại (ni nhận trị số lớn nhất theo nguyên lý loại trừ Pauli), có nghĩa rằng những obitan này gần với Ψ hơn một bộ cơ sở được chọn ngẫu nhiên. Bằng cách giới hạn việc tìm kiếm những obitan chiếm cực đại đến khối nguyên tử khu trú γˆ gắn với nguyên tử A ta đạt được bộ tối ưu về những obitan nguyên tử tự nhiên (NAO), ký hiệu θi( A ) với số chiếm ni. Những NAO có thuộc tính chiếm cực đại trong môi trường phân tử và là những obitan tốt nhất tại tất cả các khoảng cách. Tương tự, ta có thể nhận được những obitan liên kết tự nhiên (NBO) tối ưu khi tìm kiếm những obitan riêng chiếm cao nhất trong mỗi vùng liên kết giữa hai nguyên tử A và B, ký hiệu là θ( AB)i , với số chiếm n( AB)i . Chương trình để tính NAO và NBO trong gói chương trình NBO 5.G, thường được tích hợp với các phần mềm tính toán khác như Gaussian, Gamess.

Những NAO, NBO và những sự chiếm kèm theo được xác định duy nhất bởi toán tử ˆγ, và thật vậy bởi chính hàm sóng Ψ. Cả hai (NAO và NBO) có những thuộc tính hội tụ tối ưu cho việc miêu tả vùng nguyên tử khu trú và vùng liên kết; hình thành nên một bộ trực chuẩn đầy đủ. Những NAO chia thành một bộ chiếm cao nhất và bộ chiếm thấp còn lại (Ryldberg), trong đó những obitan Ryldberg thường chiếm không đáng kể cho mục đích hóa học. Những NBO “kiểu Lewis” ΩAB có số chiếm cao nhất (n( AB)i ;2), tương ứng với những cặp electron khu trú của giản đồ Lewis. Bộ NBO “kiểu Lewis” gồm: obitan một lõi-một tâm (ký hiệu CR trong dữ liệu đầu ra của chương trình NBO), đôi electron riêng (LP) và obitan liên kết 2 tâm (BD). Bộ NBO không Lewis gồm obitan không liên kết-không bị chiếm (LP*), obitan vỏ hóa trị thêm vào (RY*) và obitan phản liên kết hóa trị (BD*). Phân tích NBO rất hữu ích trong việc hiểu sự thay đổi và bản chất hóa học.

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT HIĐRO VÀ ĐIHIĐRO 2.1. Liên kết hiđro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lí thuyết hiđro, đihiđro chuyển dời xanh và đỏ bằng phương pháp hoá học lượng tử (Trang 37 - 39)