Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lí thuyết hiđro, đihiđro chuyển dời xanh và đỏ bằng phương pháp hoá học lượng tử (Trang 48 - 50)

( rρ r theo bi ể u th ứ c: ( ) N ( )

2.3.1.Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ ý tưởng bản chất liên kết hiđro, đihiđro chuyển dời xanh và sự phân loại chúng phụ thuộc chủ yếu vào độ phân cực (độ dài liên kết, phần trăm đặc tính s, năng lượng siêu liên hợp nội phân tử chuyển electron đến obitan phản liên kết σ*(A-H)) của liên kết A-H trong phần tử cho proton ban đầu; đồng thời để phân

tích, đánh giá các chỉ số của các tác giả trước cho sự phân loại liên kết hiđro và đihiđro; một số hệ cơ bản được chọn để nghiên cứu với sự có mặt liên kết cộng hóa trị C-H và N-H tham gia trong liên kết hiđro gồm:

1) Tương tác của CHF3 với SO2, CO2, CO, F−, Cl−, Br− và OH− 2) Tương tác của CHCl3 với SO2, CO2, CO, F−, Cl−, Br− và OH− 3) Tương tác của CHY3 (Y = F, Cl, Br) với HNO

4) Tương tác của XCHZ với HNO (X = CH3, H, F, Cl, Br; Z = O, S) 5) Tương tác của HNZ với HNZ (Z = O, S).

6) Tương tác của MH2NH2 (M = B, Al) với HNZ (Z = O, S)

Ngoài những hệ tiêu biểu được trình bày chi tiết trong luận án được đề cập ở trên, vì giới hạn về số trang của luận án, một số hệ sau còn được khảo sát và được đưa vào phần phụ lục gồm:

7) Tương tác của C2H6, CH3CH2F, CH3CHF2, CH2FCH2F, CHF2CHF2 với H2O 8) Tương tác của CH3Y (Y = H, F, Cl, Br) với H2O

9) Tương tác của CHCl3 và CDCl3 với SO2

10) Tương tác của SiHF3 với NH3, CO2, CO, HCN 11) Tương tác của SiHF3 với *C2H, *CH3, NH3, Cl−, Br− 12) Tương tác của *CH3 với HNCO và HCNO

Hơn nữa, các hệ nghiên cứu trên được chọn để khảo sát vì các lý do sau:

a) Xem xét sự phụ thuộc loại liên kết hiđro vào độ bazơ của phần tử nhận proton đối với sự có mặt liên kết C-H, N-H và Si-H trong liên kết hiđro; b) Các phân tử cho proton tương đối cơ bản, có chứa liên kết C-H với mức độ

phân cực khác nhau với hy vọng sẽ giúp ích cho việc hiểu bản chất liên kết hiđro chuyển dời xanh và sự phân loại liên kết hiđro;

c) Có thể phát hiện thêm những phức cho liên kết hiđro chuyển dời xanh với sự tham gia liên kết C-H và N-H trong liên kết hiđro nhằm bổ sung thêm dữ liệu về liên kết hiđro chuyển dời xanh;

d) HNO vừa đóng vai trò chất cho proton và vừa đóng vai trò chất nhận proton, ngoài ra HNO có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình như sự hình thành

chất gây ô nhiễm, sinh ra trong quá trình giải phóng năng lượng của chất nổ và đốt cháy dầu [31];

e) Sự chuyển dời xanh của liên kết N-H tham gia trong liên kết hiđro rất ít được phát hiện vì độ âm điện cao của N. Chỉ có một vài phát hiện đối với việc rút ngắn liên kết N-H và tăng tần số dao động hóa trị của nó trong kiểu N-H∙∙∙O [85, 130, 131, 132, 133, 167, 196, 197], N-H∙∙∙Y với Y = F, Cl, Br [124, 132, 134, 196]. Hơn nữa, sự chuyển dời xanh của liên kết N-H trong kiểu N-H∙∙∙S vẫn chưa được công bố. Sự hình thành liên kết hiđro của các hợp chất cacbonyl với HNO ít được nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng việc khảo sát hệ thống những phức được hình thành giữa những hợp chất cacbonyl được thay thế với HNO có thể dẫn đến những đặc trưng chung cho việc hiểu bản chất liên kết hiđro chuyển dời xanh;

f) Hiểu xa hơn sự ảnh hưởng của các thuộc tính tiêu biểu khác nhau của cùng một loại liên kết cộng hóa trị N-H trong những những phân tử khác nhau (HNO và HNS) đến loại liên kết hiđro khi phức hình thành;

g) Xuất phát từ tầm quan trọng của liên kết đihiđro và cũng giống như liên kết hiđro, vấn đề hiểu bản chất của liên kết đihiđro thật sự cần thiết. Tuy nhiên, có rất ít các công trình công bố về loại liên kết đihiđro và đặc biệt là liên kết đihiđro chuyển dời xanh;

h) Nhằm thảo luận những thuộc tính tiêu biểu của liên kết đihiđro, từ đó có cái nhìn chung về liên kết hiđro và liên kết đihiđro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lí thuyết hiđro, đihiđro chuyển dời xanh và đỏ bằng phương pháp hoá học lượng tử (Trang 48 - 50)