Hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai trong trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 31)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

1.3.2. Hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai trong trường Trung học cơ sở

trường Trung học cơ sở

1.3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là học sinh về các rủi ro của thiên tai để cộng đồng có sự sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào của thiên tai nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất cho người và của.

- Tiến hành các hoạt động giáo dục phòng tránh thiên tai để cho giáo viên, học sinh được trang bị những kiến thức về quyền và bổn phận của mình trong những vấn đề liên quan đến thảm họa thiên tai, cách ứng phó ... nhằm nâng cao nhận thức đối với học sinh cũng như cộng đồng.

1.3.2.2. Nội dung giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai

- Giáo dục nâng cao kiến thức và nhận thức về phòng ngừa các thảm họa cho cán bộ giáo viên và học sinh

- Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức, các ngành và cộng đồng cùng các tổ chức hỗ trợ bên ngoài để phát huy tốt nhất những nội lực vốn có của lực lượng học sinh trung học.

- Định hướng ban đầu về quản lý rủi do thảm họa dựa vào học sinh trung học cơ sở và chiến lược thích ứng với thảm họa thiên tai cho những người có trách nhiệm (thành viên ban các ban ngành liên quan, ban phòng chống lụt bão hay nhóm phát triển cộng đồng ở địa phương).

- Thực hiện đánh giá thực trạng phòng chống thiên tai với sự tham gia của giáo viên và học sinh trung học để xác định những vấn đề được ưu tiên giải quyết.

- Xác định và lựa chọn biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi do trước mắt và lâu dài.

- Lập kế hoạch ứng phó thảm họa và phòng ngừa thích ứng dựa vào học sinh trung học.

- Thành lập một nhóm người hay một câu lạc bộ, tổ chức thảm họa thiên tai chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch ứng phó thảm họa và phòng ngừa thích ứng tại địa phương

- Phối hợp với các cộng đồng và tổ chức khác để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng dễ bị tổn hại.

1.3.2.3.Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai

- Đánh giá, phân tích tính cấp thiết của phòng và chống thảm họa thiên tai cho giáo viên và học sinh trung học, để họ thấy rằng những ảnh hưởng của thảm họa thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Các quá trình phòng và chống, những người bị ảnh hưởng đóng vai trò chủ động tái khắc phục cuộc sống.

- Phát huy nội lực nhóm trung học cơ sở thông qua các hoạt động ngoại khóa, huấn luyện, cũng như tổ chức diễn tập.

- Đánh giá nhu cầu do những người tham gia thực hiện, đảm bảo khía cạnh văn hóa, giới, tuổi và nhóm tổn thương.

- Trợ giúp bao gồm vật chất, phát triển tổ chức, tập trung giải quyết những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương.

- Chú trọng hỗ trợ không những cho cá nhân mà còn cho cộng đồng và các tổ chức để phát huy khả năng trong việc phòng ngừa thảm họa của toàn thể cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w