Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 63)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế:

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần do trình độ dân trí chưa cao, các hoạt động và tổ chức tuyên truyền đến người dân chưa thiết thực, thu nhập kinh tế còn khó khăn.

Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, hội CMHS với nhà trường đã được quan tâm phối hợp nhưng chưa thực sự gắn kết và đẩy mạnh trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, BĐKH và bảo vệ môi trường.

Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông thủy lợi trên địa bàn huyện còn thiếu thốn, thiếu trang bị, chưa được đầu tư nâng cấp, thậm chí có nhiều xã chưa có đường ô tô vào xã.

Điều kiện mặt bằng kinh tế của nhân dân trong huyện chưa cao nên công tác tự chuẩn bị, đề phòng trong ứng phó với thiên tai, lũ lụt, bão, biến đổi khí hậu còn thô sơ, thiếu sự chuẩn bị, thiếu phương tiện ứng cứu khi có thảm họa xảy ra.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi có một số kết luận sau:

Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa hiện nay có nhiều mặt tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Chất lượng giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS còn chưa phản ánh đúng thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Ưu điểm:

- Sở GD&ĐT Thanh Hóa, UBND huyện Thạch Thành, Phòng GD&ĐT Thạch Thành đã quan tâm, chỉ đạo đến công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS.

- Các trường THCS bước đầu xây dựng được các hoạt động rèn luyện kỹ năng phòng, tránh và ứng phó với thiên tai, bão lũ và BĐKH cho HS.

- Các trường THCS đã có chương trình phối hợp với các ban, ngành, chính quyền trên địa bàn huyện và hội CMHS cùng hành động trong công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH, và GNRRTT. Đặc biệt chú trọng nguyên tắc phòng là chính và thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi có thiên tai, bão lũ xảy ra.

- Bước đầu các trường đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của CBGV, HS, CMHS về hiểu biết, nắm bắt thông tin về BĐKH, phòng, tránh thảm họa do thiên tai gây ra.

Một số tồn tại:

- Nguồn nhân lực để thực hiện đồng bộ việc lồng ghép chương trình phòng, thảm họa thiên tai vào quy hoạch phát triển địa phương còn thiếu.

- Sự phân công, phân cấp hợp tác và điều phối giữa các cơ quan trong việc triển khai giải pháp phòng, tránh thảm họa thiên tai trên địa bàn huyện còn chưa hiệu quả.

- Nhận thức của nhân dân về sự nguy hiểm của thảm họa thiên tai chưa thực sự rõ ràng, còn mơ hồ.

- Các hoạt động giảng dạy thực tế, dã ngoại, tuyền truyền chưa có nhiều hình thức, các tình huống ứng phó chưa phong phú đa dạng...

- Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng và chặt chẽ đến toàn dân, các cấp các ngành trên địa bàn huyện.

- Cơ sở hạ tầng, lớp học an toàn chưa được đầu tư đồng bộ, giao thông thủy lợi còn khó khăn, có nhiều nguy cơ xảy ra thảm họa khi có thiên tai xảy ra.

Kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS đã chứng minh thêm các vấn đề lý luận thể hiện trong chương 1, đồng thời là căn cứ và cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 63)