- Chức năng kiểm tra, đánh giá
b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, chúng tôi xin ý kiến của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và một số chuyên viên, CBQL, GV các trường THCS có uy tín và năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và giảng dạy của Phòng Giáo dục huyện Thạch Thành về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.
Sử dụng bảng hỏi để điều tra trên đối tượng CBQL, GV của trường; để việc đánh giá dễ lựa chọn và có tính trung thực cao, chúng tôi đề ra 3 mức độ. Việc điều tra được triển khai trong các Hội nghị họp giao ban Hiệu trưởng THCS, sinh hoạt chuyên môn THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tổng số người được xin ý kiến là 125 người, trong đó : - Lãnh đạo Phòng GD&ĐT: 4 người;
- Chuyên viên Phòng: 6 người;
- CBQL các trường THCS: 15 người; - Giáo viên: 100 người.
Kết quả ý kiếm tham gia được tổng hợp trong bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1. Thăm dò tính cần thiết của các giải pháp quản lý được đề xuất TT Các giải pháp Mức độ cần thiết (%) Rất cần Cần Không cần 1
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở
92 8 0
2
Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở
84 16 0
3
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
96 4 0
4
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở
88 12 0
5
Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở
92 8 0
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các giải pháp
Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý được đề xuất
TT Các giải pháp Mức độ khả thi của các giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở
88 12
2
Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm
3
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn
văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 92 8
4
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở
80 16 4
5
Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh
thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở 88 12
Trung bình chung 84,8 13,6 1,6
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp Qua kết quả khảo sát cho thấy:
* Về tính cần thiết: Hầu hết các giải pháp đưa ra đều được đánh giá
cao ở mức độ rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ rất cần thiết của từng giải pháp không giống nhau từ 92% đến 96% gồm các giải pháp 1, 5, 3; các giải pháp khác có tỷ lệ từ 84% đến 88%. Ngoài ra, ở mức độ cần tuy có tỷ lệ đạt từ 4%
đến 16% nhưng đây cũng là ý kiến cho rằng các giải pháp được đề xuất là cần thiết. Đặc biệt, không có ý kiến đồng tình với mức độ không cần thiết. Trung bình chung của các ý kiến được hỏi về tính rất cần thiết cũng khá cao đạt 90,4% và cần thiết là 9,6%, điều đó chứng tỏ rằng hầu hết các ý kiến được hỏi đều nhất trí với các giải pháp đề xuất là rất cần thiết và cần thiết.
* Về tính khả thi: Hầu hết các ý kiến cũng đánh giá ở mức độ rất khả
thi và khả thi của các giải pháp, các ý kiến đồng tình ở mức độ rất khả thi đạt tỷ lệ từ 88% đến 92% đó là giải pháp 1, 5, 3; các giải pháp 2, 4 có ý kiến đồng tình ở mức độ rất khả thi đạt tỷ lệ từ 76% đến 80%. Ngoài ra, có 2 giải pháp 2, 4 vẫn còn một vài ý kiến cho rằng không khả thi và đạt tỷ lệ rất thấp từ 4%, điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện nhà nói chung và của ngành Giáo dục huyện Thạch Thành nói riêng và trung bình chung của các ý kiến được hỏi về tính rất khả thi có tỷ lệ 84,8%, khả thi có tỷ lệ 13,6%, không khả thi có tỷ lệ 1,6%, điều đó chứng tỏ rằng đa số các ý kiến được hỏi đều nhất trí với các giải pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận nhất là trong 125 CBQL, GV được xin ý kiến thì không một ý kiến nào cho rằng các giải pháp ấy không cần thiết.
Từ các phân tích kết quả khảo sát trên, ta thấy rằng: Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa nhằm đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo và góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế” đã được đề xuất là rất cần thiết và đều được đánh giá có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai của các nhà trường.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý như sau:
- Một là: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở;
- Hai là: Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở;
- Ba là: Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Bốn là: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở;
- Năm là: Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở.
Hầu hết các giải pháp quản lý được đề xuất đều đảm bảo tính cần thiết, và tính khả thi qua thăm dò ý kiến đánh giá của các đối tượng có liên quan. Các giải pháp này vừa khắc phục được những mặt còn hạn chế, thiếu sót trong quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS; đồng thời, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà nói chung và sự phát triển của ngành Giáo dục Thạch Thành nói riêng.
Nếu tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp này, chắc chắn rằng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của các trường THCS từng bước sẽ được nâng cao, đáp
ứng được yêu cầu của địa phương và Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn tới.