Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 72)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở

giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội nhằm đem lại hiệu quả tốt trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

- Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần tổ chức phối hợp tốt trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh: Ban giám hiệu, đội ngũ CB- GV-NV, tổ chức Công đoàn, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi đoàn thanh niên

GV. Chỉ đạo phát huy vai trò tự quản của các tập thể học sinh. Nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai. Các tổ chức, lực lượng xã hội bao gồm: Đoàn thanh niên ở địa phương, cộng đồng dân cư nơi học sinh sống, gia đình học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội khác, Hội cha mẹ học sinh.

+ Kết hợp giữa chính quyền địa phương và ngành giáo dục cùng phối hợp xây dựng chương trình thực hiện, lồng ghép các hoạt động giáo dục với phong trào tuyên truyền toàn dân, với mọi lĩnh vực hoạt động: kinh tế xã hội, văn hóa, thể thao,...

+ Huy động các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân chức cùng tham gia kế hoạch, tài trợ, xây dựng quỹ và tổ chức nguồn dự phòng.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Xây dựng cơ chế phối hợp hành động giữa ngành giáo dục với các ban ngành, địa phương trong việc triển khai kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2013-2020.

- Tổ chức điều tra thực trạng, xác định các vùng đặc thù trong công tác phòng, tránh thảm họa thiên tai trên địa bàn huyện, dựng bản đồ thiên tai. Các trường học xây dựng kế hoạch phòng, tránh thảm họa thiên tai với đặc điểm tình hình của nhà trường.

- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin hai chiều giữa Phòng GD&ĐT và nhà trường. Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa Phòng GD&ĐT, nhà trường với các ban ngành của huyện và địa phương trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai.

- Quản lý thông tin để tổng hợp, theo dõi, đánh giá trước, trong và sau thảm họa thiên tai; cũng như việc tổ chức triển khai, kịp thời đánh giá kế hoạch hành động của ngành giáo dục về phòng, tránh thảm họa thiên tai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70 - 72)