- Chức năng kiểm tra, đánh giá
b) Về văn hóa, xã hội:
2.2.3. Thực trạng các kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở
học sinh trung học cơ sở
Hiện nay, các trường THCS trong huyện Thạch Thành đã áp dụng cho 5 môn học có lồng ghép nội dung GNRRTT và ƯPBĐKH (Địa lý, Giáo dục
công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật, Vật lý). Ngoài hoạt động lồng ghép nội dung
GNRRTT và ƯPBĐKH vào chương trình giảng dạy các môn học chính khóa cho HS thì Phòng giáo dục huyện Thạch Thành đã tổ chức triển khai đến các trường THCS về việc thành lập các BCH phòng, chống thiên tai, lụt bão trong đó Hiệu trưởng các trường THCS là người đứng đầu làm trưởng ban, các phó Hiệu trưởng làm phó ban, tổ chức các nhóm, thành viên trong ban là các nhóm trưởng.
Để nâng cao nhận thức và tập luyện kỹ năng cho HS, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện cũng đã xây dựng và triển khai các kế hoạch rèn luyện kỹ
năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt, lũ quét, bão, lốc,hạn hán,...với các hoạt động cụ thể như:
- Tổ chức các lớp tập bơi cho HS khi mùa mưa lũ sắp đến;
Hình 2.2. Hình ảnh giáo viên trường THCS Thành Hưng tập bơi cho HS trong giờ học ngoại khóa
- Thi tìm hiểu về cách ƯPBĐKH; cứu hộ cứu nạn và khắc phục thảm họa khi có thiên tai nhân các ngày lễ lớn;
Hình 2.3. Hội thi vẽ tranh về GNRRTT và ƯPBĐKH
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khảo sát và tìm hiểu thực tế đặc điểm địa lý, giao thông, thủy lợi các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai: lũ quét, lũ ống, lũ lụt do vỡ đê, sạt lở đất,.. để từ đó đưa ra các khuyến cáo, đề phòng và cách ứng phó cho người dân, hội CMHS các em HS.
Hình 2.4. HS xã Thạch Lâm đi học, qua sông bằng mảng luồng
Hình 2.5. Ảnh khuyến cáo về sạt lở sông Bưởi đoạn Vân Tiến, xã Thành Mỹ
Với những triển khai tích cực trên thì việc giáo dục rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai cho HS các trường THCS đã góp phần nâng cao phát triển ý thức cộng đồng về GNRRTT, ƯPBĐKH, và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do tình hình BĐKH ngày càng phức tạp, điều kiện và đặc điểm tự nhiên địa bàn huyện Thạch Thành rộng, có nhiều đồi núi, nhiều sông suối, nhiều hồ, điều kiện kinh tế - xã hội chưa cao; cơ sở vật chất và hạ tầng giao thông, trường, trạm còn nhiều khó khăn, nên công tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai cho HS THCS còn gặp nhiều khó khăn, chỉ mới thực hiện tại các khu vực trọng
điểm, chưa phổ biến rộng rãi, thường xuyên và thu hút được nhiều người tham gia.
Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục trang bị các kiến thức phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh THCS cần phải được trú trọng và quan tâm thực sự đúng mức, hiệu quả. Đặc biệt là công tác giáo dục, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng cho học sinh để phòng, tránh và giảm thiểu thảm họa khi có các loại thiên tai xảy ra bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức khác nhau như: lồng ghép vào chương trình học tập trên lớp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phòng tránh thiên tai, khắc phục thảm họa sau thiên tai; các hoạt động cứu hộ cứu nạn trong thiên tai; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động tuyên truyền vận động hành động vì môi trường và biến đổi khí hậu,...