Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 68)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

3.2.2.Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

3.2.2.Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

tai ở các trường Trung học cơ sở

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc lập kế hoạch rất quan trọng trong quản lý nói chung và quản lý công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai trong các trường THCS nói riêng. Để công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS đạt hiệu quả tốt đòi hỏi cán bộ quản lý các trường THCS phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai có sự phối hợp chặt chẽ với kế hoạch chung của huyện trong công tác này.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Xác định mục tiêu, nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS. Ở THCS, mục tiêu giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai nhằm vào việc hình thành hiểu biết, kỹ năng hành động phòng, tránh thiên tai hợp lý và vững chắc. Nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho HS THCS được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ, thể hiện kỹ năng sống cần đạt được để có thể ứng phó với thảm họa thiên tai một cách chủ động, có hiệu quả.

- Xây dựng các chương trình thường niên (Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai hàng tháng, cả năm). Trước hết để xây dựng được kế hoạch mang tính thường xuyên, liên tục thì trong công tác quản lý, các đơn vị có liên quan và Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường phải có biện pháp nâng cao nhận thức đến đội ngũ quản lý trong công tác phòng, tránh thảm họa thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (trong đó chú trọng các hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai).

+ Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDNGLL đối với hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh THCS.

+ Xác định nội dung các hoạt động GDNGLL trong nhà trường có liên quan đến hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh THCS.

+ Các hoạt động phải phong phú, tổ chức và triển khai phải đa dạng với nhiều loại hình.

- Tổ chức và xây dựng kế hoạch diễn tập củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS xây dựng bộ máy nhân sự quản lý và cơ chế phối hợp trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh THCS.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai của các trường; xây dựng Quy chế điều hành hoạt động, xác định các tiêu chí, chuẩn đánh giá kết quả giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh.

- Hướng dẫn tổ chức tích hợp nội dung phòng, tránh thảm họa thiên tai vào các hoạt động liên quan của ngành giáo dục. Tổ chức hưởng ứng “Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai của Việt Nam 22/5”.

- Phát động phong trào thi đua về tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của thầy và trò; đồng thời xây dựng chế độ khen thưởng, động viên, kỷ luật trong nhà trường.

- Thiết kế và nhân rộng mô hình lớp học, trường học an toàn, phòng, tránh thảm họa thiên tai.

- Xây dựng quỹ và tổ chức nguồn dự phòng phục vụ công tác phòng, tránh thảm họa thiên tai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 68)