Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68 - 70)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động

phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để có điều kiện làm tốt nhiệm vụ trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai; cán bộ, giáo viên có kiến thức vững chắc và có kỹ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tạo hứng thú cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết đối với công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai tại các trường THCS.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Đặc biệt là việc cập nhật những kiến thức không thường xuyên có sẵn trong sách vở, phải hàng ngày tích lũy trên các phương tiên thông tin đại chúng (Như các kiến thức về phòng, tránh thảm họa thiên tai; tình hình biến đổi khí hậu, ...) của cán bộ giáo viên còn rất hạn chế. Trước tình hình này đòi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Trong chiến lược phát triển giáo dục cho đến năm 2020 của Chính phủ đề ra hai giải pháp cơ bản đó là: Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và đổi mới đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, trong đó khâu đột phá là đổi mới quản lý. Cán bộ quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong đổi mới quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy cần phải quan tâm tới đội ngũ này.

- Sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có thúc đẩy họ phát huy năng lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai. Đồng thời, việc sắp xếp, sử dụng hợp lý cũng là cơ hội để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ từ đó có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai. Trong sắp xếp cần quán triệt quan điểm đúng người đúng việc, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai đáp ứng yêu cầu đề ra và lợi ích của học sinh.

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia tập huấn về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, tránh thảm họa thiên tai vào các môn học phù hợp trong chương trình, các giờ học ngoại khóa và đưa nội dung kiến thức phòng, tránh thảm họa thiên tai vào trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của cấp THCS.

- Giáo viên phải nắm được đặc thù các loại hình thiên tai, các rủi ro và biến đổi khí hậu tại các vùng trong công tác phòng, tránh thảm họa thiên tai từ đó mới đảm bảo khả năng ứng phó, tính hiệu quả và bền vững.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nghiên cứu và nắm được nội dung Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020.

- Cử cán bộ đi tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho những cán bộ, giáo viên đi tập huấn các chuyên đề về “Kiến thức và kĩ năng tích hợp nội dung giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai qua các môn văn hóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai của mình. Việc tự học có một vai trò quan trọng và có thể vận dụng nhiều hình thức khác nhau (nghiên cứu tài liệu, tham dự các xêmina khoa học, nói chuyện chuyên đề, dự giờ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, ...) có biện pháp kích thích, khen thưởng kịp thời cho giáo viên tự bồi dưỡng có kết quả tốt. Tổ chức báo cáo kinh nghiệm tự bồi dưỡng để các giáo viên khác học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w