Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72 - 73)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

3.2.5. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai của học sinh trung học cơ sở

thiên tai của học sinh trung học cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cần công bằng chính xác, khách quan nhằm phản ánh đúng đắn kiến thức, kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai hiện có của học sinh. Muốn vậy, việc đánh giá, cho điểm cần bao quát cả quá trình trên cơ sở tính đến kết quả từng giai đoạn rèn luyện của học sinh. Đánh giá và cho điểm cần phải căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của toàn bộ quá trình, thông qua điểm số của các bài kiểm tra thường kỳ, các lần làm bài tập, tham gia xêmina, thực hành.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm xác định được chất lượng trong công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai; đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được chất lượng giáo viên giảng dạy để có những định hướng tiếp theo, đảm bảo chất lượng cũng như uốn nắn kịp thời các hoạt động giáo dục chưa hợp lý; động viên, khuyến khích học sinh nỗ lực học tập, rèn luyện các kỹ năng phòng, tránh thảm họa thiên tai.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

- Để đánh giá về kết quả rèn luyện kỹ năng phòng, tránh họa thiên tai của học sinh thì sau khi kết thúc hoạt động, học sinh cần có báo cáo và đánh giá những gì đã làm được, chưa làm được hay rút ra các bài học gì?

- Nội dung các bài kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cần phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức lý thuyết, tri thức thực tiễn và kỹ năng thực hành.

- Về tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo khách quan, đảm bảo có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, năng lực thực hành sáng tạo của học sinh.

- Phải tăng cường vai trò của HS trong đánh giá và lập kế hoạch, đưa ra các sáng kiến về phòng, tránh thảm họa thiên tai tại gia đình và cộng đồng nhằm tăng cường vai trò của học sinh trong các hoạt động cộng đồng.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- Trước hết cần công khai hoá nội dung những vấn đề kiểm tra đánh giá đối với công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai.

- Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra đánh giá (vấn đáp, thi viết, thi rèn luyện kỹ năng thực hành để học sinh tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.

- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, diễn đàn về thiên tai, BĐKH của người trưởng thành nhằm tăng cường tiếng nói và vai trò của các em.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72 - 73)