KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80 - 81)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

b) Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Từ những kết quả đã nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận sau đây: 1.1. Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá với diện tích 55.811,31 ha, dân số khoảng 140.626 người. Do là huyện miền núi có địa hình dốc nên khi có mưa to thường xảy ra nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

1.2. Hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường THCS huyện Thạch Thành trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động dạy học kiến thức về phòng, tránh thảm họa thiên tai đã được chú trọng; các trường THCS đã thường xuyên chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp kiến thức về phòng, tránh thảm họa thiên tai trong một số môn học, cũng đã tổ chức một số chương trình giáo dục ngoại khóa cho học sinh, ...

Tuy nhiên, trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai còn bộc lộ nhiều bất cập như: công tác quản lý hoạt động giảng dạy của một bộ phận cán bộ giáo viên chưa thực sự khoa học và chưa có hiệu quả; một số CBQL các trường THCS mặc dù có nhiệt tình, trách nhiệm nhưng còn thiếu kinh nghiệm và yếu về năng lực quản lý. Nhiều CBGV công tác soạn giảng tích hợp kiến thức phòng tránh thảm họa thiên tai còn yếu, chưa quan tâm cải tiến PPGD, chưa tích cực trong việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy; một số CBQL, GV còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động GDNGLL; công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai vẫn còn nhiều tồn tại, chưa hợp lý, chưa thực sự khách quan và nhà trường cũng chưa có chính sách cụ thể để vận động khen thưởng một cách thích đáng và kịp thời. Việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường THCS trong công

tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai còn hạn chế và tồn tại nhiều bất cập.

1.3. Để quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai ở các trường Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý như sau:

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục phòng, tránh thảm họa thiên tai cho học sinh trung học cơ sở;

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w