Thành lập BCĐ phòng, tránh thảm họa thiên tai, các thành viên tham gia và phân công trách nhiệm rõ ràng trong phòng, tránh thảm họa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 54 - 56)

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

a) Thành lập BCĐ phòng, tránh thảm họa thiên tai, các thành viên tham gia và phân công trách nhiệm rõ ràng trong phòng, tránh thảm họa

tham gia và phân công trách nhiệm rõ ràng trong phòng, tránh thảm họa thiên tai:

a.1. Khi có tin bão, lũ xảy ra:

BCH phòng, chống thiên tai, lụt bão phải phân công trực ban 24/24. Lưu ý:

- Theo dõi thường xuyên và có thông báo kịp thời. - Tin khá nguy hiểm (như động đất, bão, lũ quét, …)

- Di dời học sinh đến nơi trú ẩn an toàn khi có thông báo khẩn. Các thành viên Ban Chỉ huy PCLB thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiếp nhận thông tin về bão lũ, thiên tai từ BCH cấp trên, đài phát thanh, truyền hình, Internet..

- Huy động CB-GV-NV thực hiện các biện pháp phòng chống bão lũ, kiểm tra việc thực hiện phòng chống tại đơn vị trước 24 giờ trước khi bão lũ về. Cụ thể:

+ Hiệu trưởng – Trưởng ban: Phụ trách phân công và kiểm tra thực hiện, báo cáo các cấp.

+ Các PHT – Phó ban :

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, tránh: Che đậy phòng máy, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện; cắt tỉa cây xanh có thể ngã đổ, trên đường dây điện; đóng chặt các chốt cánh cửa. Thông báo kịp thời cho hs nghỉ học khi có chỉ đạo của cấp trên và có kế hoạch dạy bù sau bão, lũ lụt. Hướng dẫn, sắp xếp cho HS vào trường trú ẩn khi có chỉ đạo của địa phương. Tập duyệt phương án di dời, bảo vệ tài sản nhà trường trong tình huống thiên tai diễn ra. Khắc phục hậu quả, ổn định trường lớp nhằm đưa các hoạt động dạy và học trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.

Đôn đốc CB,GV,NV thực hiện theo phân công và trực ban.

+ Các Tổ trưởng là thành viên Ban chỉ huy huy động GV tham gia thực hiện theo phân công của trưởng ban.

+ Các CB,GV,NV tổ chức cho hs tập duyệt phương án di dời , bảo vệ tài sản nhà trường trong tình huống thiên tai diễn ra.

+ Phân công cán bộ chuẩn bị các loại thuốc dự phòng

- Dự phòng một số mặt hàng thiết yếu cho người trực: lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, thuốc phòng và chữa trị.

- Lập dự toán chi phí cho công tác phòng chống thiên tai bão lụt theo quy định .

- Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc.

- Nhắc nhở gia đình CB-GV-NV chủ động dự phòng các mặt hàng thiết yếu.

a.2. Khi lụt, bão xảy ra

- Ngay khi thiên tai, chủ trương là tự cứu lấy mình, vận dụng tốt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

- Đưa học sinh đến nơi ở nơi trú lụt, bão an toàn, không được ra ngoài khi bão, lụt đang xảy ra, chú ý đề phòng hoàn lưu bão.

- Chuẩn bị bao để đắp đê ngăn nước tràn.

- Phối hợp với lực lượng vũ trang (Công an, BCH Quân sự, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn và đội dân quân tự vệ) giúp đỡ dân trong cơn bão, lũ.

a.3. Khi lụt, bão tan

Hiệu trưởng nắm bắt ngay tình hình thiệt hại về mọi mặt, báo cáo bằng điện thoại và văn bản về Phòng GD&ĐT huyện và chính quyền địa phương biết có hướng chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh thảm họa thiên tai ở các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 54 - 56)