Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thư viện

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 95 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thư viện

Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý thích hợp để cho xã hội hóa hoạt động thư viện có điều kiện phát triển.

Tăng cường đầu tư cho các thư viện ở cơ sở có trọng điểm, để việc tài trợ như một chất xúc tác làm cho quá trình xã hội hóa diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn và tốt hơn.

Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt sách báo phong phú, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể sử dụng sách báo, thư viện thuận lợi. Xây dựng phong trào đọc và làm theo sách báo. Qua đó người dân

thấy rõ hơn lợi ích của sách báo mà có sự tự nguyện tham gia xây dựng thư viện.

Bằng nhiều hình thức tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp để phát triển thư viện.

Xác định rõ vai trò của nhân dân tham gia xây dựng các mô hình thư viện, tủ sách cơ sở. Cần tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, các tổ chức và cá nhân góp công sức, tiền của để xây dựng.

Khuyến khích đa dạng hóa các mô hình thư viện, tủ sách phù hợp với đặc điểm địa phương, vùng miền.

Khuyến khích các cá nhân tự tổ chức các hình thức phục vụ sách báo cho cộng đồng. Kêu gọi những gia đình có thư viện, tủ sách mở rộng phục vụ cho cư dân trong địa bàn. Ngoài việc đảm bảo và tăng ngân sách của Nhà nước, cộng đồng thông tin thư viện Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động TTTV, phát triển một số hệ thống TTTV theo hướng cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, nhằm thu hút nguồn kinh phí từ sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)