Nguồn tài liệu truyền thống

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Nguồn tài liệu truyền thống

Thực tiễn hoạt động thư viện cho thấy, phần lớn bạn đọc vẫn ưa thích tài liệu in trên giấy chính vì vậy chính sách bổ sung của các thư viện vẫn hết sức chú trọng nguồn tài liệu này. Cho đến nay, kết quả của hơn hai mươi năm đổi mới các thư viện trong Hệ thống thư viện Công cộng Việt Nam đã xây

dựng cho mình một nguồn lực thông tin dồi dào đáp ứng được một cách tốt nhất có thể cho yêu cầu của người dùng tin.

Đến nay, sau hơn hai mươi năm đổi mới, khối lượng tài liệu truyền thống của các thư viện trong Hệ thống Thư viện Công cộng là tương đối lớn. Nguồn tài liệu truyền thống này cũng được các thư viện ngày càng chú trọng bổ sung để mang lại vốn tư liệu dồi dào nhất.

Đối với TVQGVN, nguồn tài liệu được bổ sung chủ yếu dưới dạng nhận lưu chiểu. Ngoài ra nguồn tài liệu cũng được bổ sung bằng nhiều con đường khác như trao đổi, mua bán, biếu tặng. Trong suốt thời kỳ đổi mới TVQGVN đã xây dựng được nguồn tài liệu truyền thống khá đồ sộ. Tính đến hết tháng 10 năm 2010 vốn tài liệu của TVQGVN gồm có:

- 1.300.000 bản sách Việt văn; - 67.600 bản sách Đông Dương; - 90.000 bản sách ngoại văn; - 5.265 bản sách Hán Nôm; - 8.677 tên báo, tạp chí các loại; - 15. 600 đề tài luận án tiến sĩ;

- Trên 2.000 ấn phẩm đặc biệt (tranh, ảnh, bản đồ,…)

Các thư viện còn lại trong hệ thống TVCC cũng tạo lập được nguồn tài liệu khá lớn. Để tiện cho việc hình dung một cách bao quát chúng ta sẽ xem xét các số liệu dựa trên các vùng địa lý:

* Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Bắc:

- Tổng số sách: 2.928.992 cuốn. - Tổng số báo - tạp chí: 5.428 tên.

* Vùng Miền núi phía Bắc: - Tổng số sách: 1.865.249 cuốn. - Tổng số báo, tạp chí: 3.608 tên. * Vùng Bắc Trung bộ: - Tổng số sách: 1.646.011 cuốn - Tổng số báo, tạp chí: 3.149 tên

* Vùng Duyên hải nam Trung bộ, Tây Nguyên:

- Tổng số sách: 2.286.927 cuốn - Tổng số báo, tạp chí: 4.968 tên

* Vùng Đông Nam bộ:

- Tổng số sách: 2.792.711 cuốn. - Tổng số báo, tạp chí: 14.740 tên

* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

- Tổng số sách: 2.789.265 cuốn - Tổng số báo, tạp chí: 4.980 tên

Nguồn tài liệu này không chỉ dừng ở đó mà tiếp tục được bổ sung hàng năm với số lượng ngày càng tăng. Thống kê trong 5 năm từ 2006 đến 2010 trên 52 tỉnh thành trong cả nước cho thấy số tài liệu tại các thư viện cấp tỉnh, thành và cấp quận, huyện, thị liên tục tăng. Điều này được thể hiện rõ qua các mô hình sau:

Bảng 2.1. Tổng số bản sách của 52 TV tỉnh, thành qua các năm

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

5600000 5800000 6000000 6200000 6400000 6600000 6800000 7000000 7200000 7400000 7600000 7800000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm B¶n s¸ ch 6.317556 6537673 6954721 7387147 7530472

Bảng 2.2. Tổng số sách bổ sung của Thư viện cấp huyện trên 52 tỉnh, thành

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số bản sách 173.763 166.461 189.545 245.061 151.090 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Bản sách 173763 166461 189545 245061 151090

Tổng số sách của các thư viện tỉnh, thành qua các năm

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 42 - 46)