Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 26 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng ở Việt Nam

Đặc điểm chung của thư viện công cộng là thu thập có lựa chọn và phục vụ cho mọi người dân những tài liệu quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người. Tuyên truyền và phổ biến đường lối,

chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Là cơ sở quan trọng và chủ yếu trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao dân trí của mọi tầng lớp nhân dân. Phát triển nhu cầu đọc cho mọi người dân. Tác động tới việc mở rộng không chỉ kiến thức phổ thông cho mọi người dân mà còn phục vụ nghiên cứu, sản xuất và phục vụ hoạt động quản lý.

Trong mạng lưới thư viện Việt Nam, HTTVCC là hệ thống thư viện có vị trí hết sức quan trọng, đóng vai trò là hệ thống thư viện “xương sống”. HTTVCC được tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ và trực thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp là Vụ Thư viện. HTTVCC Viê ̣t Nam bao gồm nhiều cấp khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo quan hệ thứ bậc. Cơ cấu tổ chức của HTTVCC Viê ̣t Nam bao gồm:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam.

- Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thư viện quận, huyện, thị xã.

- Thư viện xã, phường, thị trấn.

- Thư viện, tủ sách thôn, làng, bản, ấp… - Thư viện thiếu nhi.

Đến nay, theo thống kê của Vụ Thư viện thì Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam đã có sự phát triển và hoàn thiện về mặt cơ cấu số lượng tương đối mạnh. Cụ thể về số lượng các thư viện trong hệ thống như sau:

- 01 Thư viện Quốc gia; - 63 thư viện tỉnh, thành phố;

- 608 thư viện cấp quận, huyện, thị xã; - 1.503 thư viện xã, phường, thị trấn; - 9.087 tủ sách bản, làng, thôn;

Thư viện Quốc gia Việt Nam với vai trò là cơ quan đầu ngành đã có sự lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng là thư viện khoa học tổng hợp lớn nhất của cả nước, thư viện trung tâm trong HTTVCC thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các thư viện tỉnh, thành đóng vai trò rất quan trọng trong HTTVCC. Các thư viện tỉnh, thành ở nước ta được thành lập sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thành công. Từ năm 1956 đã bắt đầu phát triển khá nhanh về số lượng. Sau 3 năm hầu hết các tỉnh miền Bắc đã thành lập được thư viện tỉnh. Đến năm 1975 tất cả 27 tỉnh miền Bắc Viê ̣t Nam đều có thư viện . Ở miền Nam Viê ̣t Nam , do nằm trong sự cai trị của Mỹ - Nguỵ, nên công tác thư viện không được quan tâm, số lượng các thư viện còn ít, chủ yếu tập trung ở thành thị lớn. Sau giải phóng miền Nam, Bộ Văn hoá đã kịp thời chỉ đạo, đưa các thư viện kết nghĩa (thành lập từ năm 1959) với vốn sách và thiết bị ban đầu vào các vùng mới giải phóng để phục vụ bạn đọc, thiết lập các thư viện tỉnh. Tính đến cuối năm 1979, tất cả 22 tỉnh, thành phố và đặc khu của miền Nam đã có thư viện cấp tỉnh. Đến nay, qua nhiều lần chia tách tỉnh, nước ta đã có 63 thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ 1990 đến nay, phần lớn các thư viện tỉnh, thành đang ở giai đoạn củng cố là thư viện khoa học tổng hợp kiêm phổ thông, chú trọng nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, sản xuất đồng thời vẫn phục vụ nhu cầu đọc phổ thông của cán bộ, nhân dân trong địa bàn.

Các thư viện tỉnh, thành có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đối tượng phục vụ của thư viện cấp tỉnh là người đọc trong nước và nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại địa phương.

Thư viện tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện. Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương. Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong và ngoài nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính.

Theo Điều 12, Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện” thì thư viện cấp tỉnh được phép lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện.

Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ở địa phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của HTTVCC.

Hướng dẫn, tư vấn, tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa phương.

Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thưviện huyện là cơ quan văn hóa giáo dục, là trung tâm thông tin thư viện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của địa phương, dùng tài liệu sách báo tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: nâng cao trình độ chính trị, văn hóa - kỹ thuật, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức xã hội chủ nghĩa, giáo dục thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân lao động và cán bộ trong huyện không ngừng nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nghiên cứu, góp phần xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn nhanh chóng đổi mới, đời sống nông dân tập thể được cải thiện và nâng cao.

Về số lượng thư viện cấp huyện ở nước ta nhiều nhưng thực chất còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí đầu tư thấp nên rất khó triển khai được các hoạt động có chất lượng cao. Vốn sách báo ít ỏi, trụ sở thường là nhà cấp 4 nên chủ yếu cho mượn sách về nhà. Trong thư viện thiếu thiết bị chuyên dùng, các hoạt động như hướng dẫn chỉ đạo phong trào thư viện cơ sở, tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện sách, thi vui đọc sách… ở nhiều thư viện huyện chưa thực hiện được.Một nhiệm vụ rất cơ bản của thư viện huyện theo quy chế là phải xây dựng thư viện, phòng đọc sách ở cơ sở, nhưng vấn đề này thực hiện không thường xuyên và không đồng bộ. Lý do là biên chế thư viện cấp huyện, chỉ có một cán bộ (chiếm 80%), số thư viện cấp huyện có biên chế từ 2 đến 3 cán bộ rất ít. Ở nhiều thư viện cấp huyện cán bộ thư viện phải kiêm nhiệm các công việc khác của phòng hoặc Trung tâm Văn hoá nên không có điều kiện đi xây dựng phong trào cơ sở. Thu nhập của cán bộ thư viện thấp nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay đa số thư viện cấp huyện (70%) chưa trở thành một đơn vị độc lập mà chỉ là một bộ phận trong trung tâm văn hóa, nhà văn hóa. Do các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa quan tâm và chưa

nhận thức đầy đủ về vai trò của thư viện và sách báo đối với sự phát triển mọi mặt của địa phương; do sự chăm lo, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn lực còn hạn chế nên hoạt động của thư viện quận, huyện, thị xã chưa tương xứng với vị trí của mình trong xã hội.

Thư viện xã ở nước ta bắt đầu xây dựng gắn liền với phong trào hợp tác hóa nông thôn, từ năm 1960 Bộ Văn hóa đã lấy thư viện xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An (hiện nay là thành phố Hải Phòng) xây dựng điển hình trên toàn miền Bắc. Trải qua 21 năm thư viện xã Nhân Hòa vẫn duy trì và phát triển, đến nay kho sách có 17.000 cuốn, gây được phong trào đọc sách và làm theo sách người tốt việc tốt, sách khoa học kỹ thuật, bám sát nhiệm vụ chính trị và sản xuất của địa phương. Hiện nay các tỉnh phía Bắc đã có đến 3.800 thư viện hợp tác xã. Có nhiều thư viện xã hoạt động tốt. Thư viện xã là cơ sở chủ yếu của công tác tuyên truyền sách và hướng dẫn đọc sách ở nông thôn, giúp cho việc mở rộng tầm hiểu biết văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân lao động và một số cán bộ trí thức công tác ở nông thôn (thầy giáo cấp 1, cấp 2, bác sĩ, y sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật nông nghiệp…). Thư viện xã là cơ quan duy nhất gần gũi họ, giúp cho họ tìm hiểu được những thành tựu khoa học, kỹ thuật trong nước và trên thế giới, thu nhận kiến thức phổ thông. Kho sách của thư viện xã phải có đủ những tài liệu sách báo khoa học phổ thông, những tác phẩm văn học nghệ thuật mới nhất, những sách giúp cho sự hiểu biết về chính trị và nâng cao trình độ văn hóa. Đồng thời thư viện xã là cơ quan, tổ chức sử dụng sách báo phục vụ những nhiệm vụ sản xuất của xã, phổ biến những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiên tiến cho đông đảo cán bộ và xã viên hợp tác xã. Những độc giả thường sử dụng sách báo về kỹ thuật sản xuất ở thư viện xã là: Cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn sản xuất nông nghiệp; Công nhân cơ khí nông nghiệp, những người lái máy kéo, máy liên hợp gặt đập; Đại diện cho ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, trồng rau. Ngoài ra thư viện xã còn phục vụ cho thiếu niên và thanh niên học xong trung học trở về sản xuất.

Thư viện dành cho thiếu nhi, trước những năm 90, chưa được hình thành rõ nét. Các thư viện thiếu nhi ít được quan tâm chỉ đạo và hoạt động kém hiệu quả. Năm 1991, Bộ Văn hoá Thông tin có chỉ thị 219CT về việc tổ chức sách báo phục vụ thiếu nhi trong Hệ thống Thư viện Công cộng. Đến nay, cả nước có nhiều thư viện, phòng đọc thiếu nhi tại thư viện tỉnh, thành phố và các cung văn hoá, nhà văn hoá. Hầu hết các thư viện cấp huyện, trực thuộc tỉnh đều tổ chức sách, báo phục vụ thiếu nhi theo ngày quy định tại các phòng đọc chung với người lớn. Ở thư viện cơ sở (xã, phường, làng…) bạn đọc thiếu nhi chiếm phần lớn. Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả của thư viện phục vụ thiếu nhi chưa cao. Nhà nước chưa có những chính sách thoả đáng và sự quan tâm đầu tư đúng mức về xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện, đào tạo cán bộ cho mạng lưới thư viện này.

Từ trước đến nay và trong tương lai, thư viện công cộng vẫn được coi là trụ cột của sự nghiệp thư viện Viê ̣t Nam . Đây vẫn sẽ là linh hồn cho hoạt động thư viện cả nước.

Thư viện công cộng chính là nguồn lực giúp nâng cao dân trí và phổ cập giáo dục của cộng đồng, là cơ quan giáo dục thường xuyên dành cho tất thảy mọi người, phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân.

Thư viện công cộng là cơ quan văn hóa có tính dân chủ cao nhất. Đến đây mọi người dân, không phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc đều có quyền phục vụ nhu cầu về sách báo và các dịch vụ thông tin trong đó có nhiều dịch vụ của thư viện bạn đọc không phải trả tiền.

Trong khi các hệ thống thư viện khác chỉ đáp ứng nhu cầu tin cho một lượng độc giả nhất định thì các thư viện trong Hệ thống Thư viện Công cộng là trung tâm văn hóa của tất cả các địa giới hành chính, nó làm cho nhu cầu tiếp cận thông tin của mọi công dân không thuộc một cơ quan tổ chức nào cũng có thể được đáp ứng. Chính vì vậy HTTVCC có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp thông tin thư viện Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THƢ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN 2.1. Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về công tác thông tin - thƣ viện nói chung và Hệ thống Thƣ viện Công cộng nói riêng

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 26 - 33)