Phát triển đội ngũ cán bộ đủ về lượng và nâng cao về chất cho Hệ

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 87 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Phát triển đội ngũ cán bộ đủ về lượng và nâng cao về chất cho Hệ

cho Hệ thống Thư viện Công cộng

Trong xã hội, ngành thông tin thư viện Việt Nam có đặc điểm khác với các nước phát triển khác là không được coi trọng trong xã hội, có thể coi là một ngành kém phát triển hơn và thu nhập cũng kém hơn so với các ngành khác. Nhưng hiện nay, ngành TTTV là một trong những ngành đã và đang chịu sự tác động rất lớn, rất sâu sắc dưới sự phát triển của công nghệ thông tin và nền kinh tế toàn cầu bước vào xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Do đó ngành thông tin thư viện đòi hỏi phải đổi mới. Vì vậy, để vượt qua thách thức này, ngành TTTV phải khắc phục nhiều khó khăn hơn, thay đổi nhiều hơn các ngành khác. Hệ thống TVCC Việt Nam là một trong những hệ thống thư viện lớn trong toàn mạng lưới các cơ quan TTTV nên không thể không chịu sự tác động sâu sắc trong bối cảnh trên. Hiện nay Hệ thống TVCC cũng như các hệ thống thông tin thư viện khác trên cả nước vẫn còn đang lạc hậu so với những ngành khác trong việc cung cấp những hiểu biết mới và kỹ năng cho các thành viên của mình thông qua đào tạo về nghề nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới HTTVCC cần có một đội ngũ cán bộ năng động, chuyên

nghiệp có trí tuệ, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu cập nhật. Hoạt động của đội ngũ nhân lực này cần có hiệu quả rõ ràng. Chính vì vậy, đòi hỏi trước hết ở đội ngũ cán bộ này là phải có khả năng trí tuệ và những kỹ năng làm việc tối thiểu làm nền tảng trước và trên cơ sở đó mới là các kiến thức và kỹ năng của một chuyên môn cụ thể. Về khả năng trí tuệ nền tảng là sự tư duy hiệu quả, sáng tạo và độc lập có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Về các kỹ năng nền tảng là: Làm việc độc lập, biết xử lý tình huống mà không cần phải ai giám sát hoặc có giám sát tối thiểu; Phối hợp hoạt động với những người khác; Biết cách hướng dẫn người khác; Thực hiện vai trò của một thành viên trong nhóm công tác; Biết lập kế hoạch công việc; Có khả năng làm việc với áp lực cao, trong khoảng thời gian dài, làm nhiều việc đồng thời; Đọc và hiểu các loại tư liệu (bằng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cần thiết) gồm: văn bản, hình vẽ, sơ đồ, thông số kỹ thuật; Nhận biết và liệt kê các dữ liệu; Thực hiện các hướng dẫn bằng lời hoặc văn bản; Quan sát, giám định, kiểm tra sản phẩm, phát hiện khiếm khuyết, kể cả loại khiếm khuyết khó nhận ra; Quan sát và ghi nhận hiện tượng, ghi chép hoạt động, thu thập, thống kê số liệu theo các mục tiêu cụ thể, phân tích kết quả, biên soạn báo cáo; Sử dụng các tài liệu tham khảo và các phương tiện kỹ thuật cần thiết; Soạn thảo văn bản thông dụng. Ngoài ra, vấn đề không thể thiếu ở nguồn nhân lực làm việc cho HTTVCC là họ phải được trang bị đầy đủ, cập nhật những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của ngành TTTV cần phải có. Hơn nữa ngành TTTV đã và đang biến đổi rất nhanh chóng dưới tác động của CNTT, vì vậy kiến thức mới luôn luôn có nguy cơ lạc hậu. Do vậy, những phẩm chất về trí tuệ nên được coi trọng hơn là kiến thức chuyên ngành sâu, vì những phẩm chất đó tỏ ra ổn định hơn. Trong đó, khả năng tự học, tự nghiên cứu của cần phải được đề cao, vì nó quyết định chất lượng của khối kiến thức được cập nhật trong mọi giai đoạn. Hơn nữa ngày nay, sự liên ngành của các khoa học đang phát triển và có tính

giao lưu rộng, các kỹ năng nền tảng nói trên là cơ sở rất quan trọng để đạt được hiệu quả lao động chuyên môn. Đặc biệt đối với ngành TTTV nói chung và đặc thù của người dùng tin và nội dung vốn tài liệu của Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng, bản thân nó đã đòi hỏi người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải có kiến thức liên ngành.

Để đảm bảo một đội ngũ cán bộ, nhân viên có kiến thức và khả năng quản lý và hoạt động cho một thư viện hiện đại, đáp ứng với những đổi thay nhanh chóng của CNTT đòi hỏi các nhà quản lý của HTTVCC cần tạo môi trường làm việc linh hoạt, hiệu quả và chuyên nghiệp để hỗ trợ cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một trong những giải pháp đầu tiên cần chú trọng là cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo. Tổ chức các lớp bồi dưỡng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế, kỹ năng quản lý, tin học, ngoại ngữ. Để đào tạo và huấn luyện tiếp tục cần biên soạn tài liệu để tổ chức đào tạo hoặc tự nghiên cứu, tự học. Cử cán bộ đi tham quan, học hỏi các thư viện hiện đại trên thế giới và khu vực. Nâng cao kỹ năng, đạo đức, tinh thần làm việc cho cán bộ.

Giải pháp tiếp theo là trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của công việc cần định biên cán bộ cho mỗi thư viện trong HTTVCC. Ban hành quy định về biên chế tối thiểu cho các thư viện. Chú trọng công tác tuyển dụng và xây dựng cơ chế tuyển dụng.

Cần quán triệt nhận thức sự đổi mới, cải tiến sự nghiệp TT - TV nói chung và HTTVCC nói riêng phải bắt đầu từ con người, từ đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực này bởi họ là linh hồn của sự nghiệp phát triển ngành TT - TV, rất nhiều điều phụ thuộc vào họ. Các chuyên gia trong lĩnh vực TT - TV phải là người yêu nghề, tinh thông nghiệp vụ trong môi trường điện tử, số hóa. Do vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện

cần phải được đặc biệt coi trọng. Cần xây dựng chiến lược đào tạo, quy hoạch cán bộ; Cần có chính sách cán bộ hợp lý. Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp TT - TV phù hợp với những yêu cầu của nhiệm vụ mới. Thường xuyên tổ chức các khóa ngắn hạn nâng cao trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ và kết hợp với tham quan, giao lưu học hỏi trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 87 - 90)