Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 97 - 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.10. Đào tạo người dùng tin

Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới.

Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:

Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin.

Người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó.

Trình độ thông tin của người dùng tin thể hiện ở khối lượng và chất lượng thông tin mà họ lĩnh hội được, tập quán thông tin và k ỹ năng thông tin (kỹ năng tìm, phân tích và sử dụng thông tin). Người có trình độ thông tin phải có phản xạ thông tin nhanh nghĩa là có khả năng đánh giá và tiếp thụ thông tin nhanh. Trình độ thông tin là một điều kiện cần thiết để người dùng tin làm việc có hiệu quả và nó được hình thành dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khả năng cảm thụ thông tin, không khí sáng tạo trong tập thể người dùng tin, trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, tổng hợp nói chung, tinh thần cầu tiến…

Mục đích của đào tạo người dùng tin là giúp người dùng tin nhận thức được nhu cầu tin của mình, biết cách diễn đạt nhu cầu tin, nắm được kỹ năng thông tin

Có 3 hình thức đào tạo người dùng tin chủ yếu. - Tổ chức các khoá huấn luyện, các buổi hội thảo.

- Phát hành sổ tay/tài liệu chỉ dẫn về các công cụ tìm tin, nguồn thông tin, phương pháp truy cập thông tin …

- Tổ chức các điểm tư vấn cho người dùng tin

Cần phải đào tạo người dùng tin theo nhóm bằng những chương trình đào tạo ở những mức độ khác nhau như mức độ nâng cao nhận thức về thông tin và mức độ huấn luyện kỹ năng sử dụng thông tin.

Ở mức thứ nhất, người dùng tin phải được hướng dẫn về các nguồn thông tin, các loại hình tài liệu, cách xác định và mô tả nhu cầu tin, cách sử dụng các sản phẩm , dịch vụ thông tin …

Ở mức thứ hai, người dùng tin phải được trang bị kỹ năng tìm kiếm, phân tích thông tin ….

Khi tổ chức chương trình đào tạo, để đạt hiệu quả tối ưu, cơ quan thông tin phải xác định được: Mục đích của chương trình; Đối tượng mục tiêu mà chương trình đào tạo nhắm đến; Hình thức và phương pháp thích hợp; Thời gian và địa điểm.

Đào tạo người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác thư viện. Hệ thống thư viện công cộng muốn phát triển một cách bền vững cũng cần phải chú trọng đến công tác này. Bản thân người dùng tin khi đến thư viện thường không biết khai thác thông tin sao cho hiệu quả, chính vì vậy họ cần có sự giúp đỡ, chỉ dẫn. Nếu công tác này làm tốt họ sẽ có kiến thức để tiếp cận thông tin sao cho đạt hiệu quả khai thác nguồn tin cao nhất. Do đó người dùng tin sẽ thấy được lợi ích của việc đến tìm kiếm thông tin ở thư viện và sẽ hứng thú hơn khi tiếp cận với thư viện và họ sẽ chính là những độc giả thân thiết và thường xuyên với thư viện.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới đã mang đến cho đất nước ta một luồng sinh khí mới. Mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đều có bước khởi sắc. Không thể phủ nhận kết quả này sau hơn hai thập kỷ qua đi và nó sẽ còn tiếp tục mang đến cho chúng ta những kết quả khác. Cuộc sống luôn vận động và thay đổi, do vậy việc đổi mới là không bao giờ dừng lại. Nếu chúng ta ngừng đổi mới thì chúng ta sẽ tách mình ra khỏi quá trình hội nhập. Nếu không đổi mới và hội nhập, chúng ta sẽ dần lạc hậu và không phát triển. Chính từ chủ trương đúng đắn này mà mọi ngành mọi cấp đều vạch cho mình những chiến lược hành động và đạt được những kết quả tốt. Ngành TT - TV cũng không đứng ngoài công cuộc đó và Hệ thống Thư viện Công cộng đã trở thành cánh tay đắc lực trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Và đặc biệt ngày nay, trong thời đại nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết Hệ thống Thư viện Công cộng phải phát huy bản thân trong việc cung cấp chất xám, cung cấp thông tin, tác nhân chính cho sự thành công trong phát triển kinh tế tri thức.

Trải qua hơn hai thập kỷ đổi mới và đứng trước yêu cầu hội nhập để phát triển Hệ thống Thư viện Công cộng Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đã làm thay da đổi thịt cả một hệ thống. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế chưa giải quyết được. Đánh giá những mặt làm được và chưa được cũng như xem xét những thuận lợi, khó khăn để trên cơ sở đó đưa ra hướng giải quyết, đề ra những hướng đi phù hợp là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để hệ thống tiếp tục phát triển một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc

1. Quyết định số 120/LĐ-QĐ ngày 6/6/1985 ban hành danh mục số 1 các chức danh đầy đủ viên chức Bộ Văn hoá và chuyên ngành báo chí, xuất bản, biểu diễn nghệ thuật, thư viện.

2. Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 2/6/1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hoá - Thông tin.

3. Quyết định số 3347/TC-QĐ ngày 08/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Thư viện”.

4. Quyết định số 334/TC-QĐ ngày 8/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế.

5. Chỉ thị số 18/VHTT ngày 20/3/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin về ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động ngành Văn hoá thông tin.

6. Quyết định số 393/1988/QĐ-TCCP-CCVC ngày 3/10/1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, về việc ban hành quy định thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính trong các bảo tàng, thư viện.

7. Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. 8. Pháp lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000. 9. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng

10. Pháp lệnh Thư viện (Pháp lệnh số 31/2000/PL-UBTVQH) được Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001.

11. Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT ngày 01/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

12. Thông tư số 99 ngày 05/12/2001 hướng dẫn ưu tiên kinh phí để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

13. Quyết định số 1637/2001/QĐ-TTg ngày31/12/2001 về việc cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

14. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

15. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Viê ̣t Nam giai đoạn 2001 - 2005.

16. Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/3/2002, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

17. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/08/2002 “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện”.

18. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi ngày 16/12/2002 (Số 02/2002/QH11).

19. Thông tư liên tịch số 20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV ngày 24/03/2003 của Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá-Thông tin - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin (trong đó có ngành thư viện). 20. Nghị định số 63/2003 ngày 11/6/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ,

21. Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

22. Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá” trong đó có vấn đề phát triển thư viện ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa… bằng nguồn ngân sách nhà nước.

23. Quyết định số 50/2003/QĐ-BVHTT ngày 22/8/2003 về việc quy định mức kinh phí mua sách lý luận, chính trị của hệ thống thư viện.

24. Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/9/2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

25. Quyết định số 64/2003/QĐ-BVHTT ngày 16/12/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra.

26. Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004.

27. Công văn số 511/VHTT-TCCB ngày 25/02/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc tổ chức thi nâng ngạch Bảo tàng viên, Thư viện viên lên ngạch Bảo tàng viên chính, Thư viện viên chính năm 2004.

28. Quyết định số 32/2004/QĐ-BVHTT ngày 18/6/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thư viện.

29. Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin Khoa học và Công nghệ.

30. Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức.

31. Thông tư số 03/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 05/11/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức.

32. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

33. Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

34. Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.

35. Nghị định số 138/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Văn hoá - Thông tin.

36. Quyết định số 80/2005/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2005 về việc ban hành quy chế thi đua, khen thưởng ngành Văn hoá - Thông tin.

37. Luật Xuất bản năm 2004 và Nghị định 111 ngày 26/8/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản năm 2004.

38. Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010. 39. Quyết định số 21/2006/QĐ-TTg ngày 23/01/2006 về danh mục bí mật nhà

nước độ Tối mật của Viện Khoa học và Công nghệ Viê ̣t Nam .

40. Thông tin số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin.

41. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Văn hoá - Thông tin.

42. Thông tư số 67/2006/TT-BVHTT ngày 10/8/2006 Của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động Văn hoá - Thông tin.

43. Chỉ thị số 123/CT-VH ngày 23/7/1977 của Bộ Văn hoá “Về việc phát triển hệ thống thư viện công cộng ở các địa phương phía Nam”.

44. Quyết định số 172/VH-QĐ ngày 5/11/1977 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

45. Quyết định số 115/QĐ-VHTT ngày 29/08/1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện và thư viện xã.

46. Thông tư số 147/VHTT ngày 30/7/1987 của Bộ Văn hoá, về việc hướng dẫn tiếp tục thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện cấp huyện. 47. Công văn số 626/TH-TV ngày 8/5/1989 về việc chỉ đạo sự kết hợp thư

viện xã với thư viện trường phổ thông cơ sở ở cấp xã.

48. Thông tư số 20/VH-TV ngày 9/5/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn xếp hạng thư viện các ngành, các cấp.

49. Thông tư liên bộ số 97/TTLB/VHTT-TTDL-TC ngày 15/6/1990 của Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của nhà nước đối với thư viện công cộng. 50. Chỉ thị số 74/CT ngày 6/9/1993 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc đưa

51. Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO về thư viện công cộng.

52. Quyết định số 889/QĐ-KH ngày 23/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ban hành danh mục trang thiết bị bảo quản, phục chế tài liệu thư viện.

53. Thông tư số 46/TT-VHTT ngày 17/6/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin, hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ngành Văn hoá - Thông tin.

54. Công văn số 2241/TC-CV ngày 15/7/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin, hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành Văn hoá - Thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại.

55. Quyết định số 591/QĐ-BVHTT ngày 8/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ban hành danh mục trang thiết bị phục chế, bảo quản tài liệu thư viện. 56. Quyết định số 579/TC-QĐ ngày 17/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá -

Thông tin quy định cụ thể về chức năng , nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam .

57. Thông tin liên tịch số 04/2002/TTLT-BVHTT-BTC ngày 04/3/2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 97/TTLT-BVHTT-BTC ngày 15/6/1990 của Liên Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính: “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của nhà nước đối với thư viện công cộng”.

58. Quyết định số 81/2004/QĐ-BVHTT ngày 24/8/2004 quy định cụ thể chức

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 97 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)