Công tác hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.8. Công tác hợp tác quốc tế

Trong những năm qua, đặc biệt là trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Hệ thống TVCC Việt Nam mà đi đầu là Thư viện Quốc gia Việt Nam đã “được mùa” trong việc hợp tác quốc tế. Việc quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, thu hút đầu tư, đào tạo cán bộ đã và đang ngày càng được mở rộng và có hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng các đối tác mà còn đi sâu vào nội dung hợp tác quốc tế, nâng tầm vị trí, vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam trong toàn bộ ngọn lửa Thư viện Công cộng trên thế giới. Đặc biệt nhiều dự án hợp tác với Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Hàn Quốc… đã được triển khai hiệu quả.

Chỉ tính trong 5 năm qua, Bộ VHTT&DL đã tiếp nhận, chỉ đạo các đơn vị chức năng (Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam ) triển khai, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế để tăng cường vốn tài liệu, trang thiết bị, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho các thư viện công cộng ở Việt Nam.

Dự án Sách cho Châu Á do Quỹ Châu Á (Hoa Kỳ) tài trợ cung cấp 135.000 bản sách tiếng Anh, trị giá 5 triệu đô la Mỹ. Đây là dự án tài trợ sách của Quỹ châu Á, một tổ chức phi Chính phủ của Mỹ dành cho các thư viện nước ta mà Thư viện Quốc gia Việt Nam là đầu mối tiếp nhận và phân phối. Theo Văn bản thỏa thuận ký giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam với Quỹ châu Á, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2002, Quỹ này sẽ cung cấp cho 10 thư viện tỉnh, hơn 20 thư viện đại học và 3 thư viện chuyên ngành 80.000 bản sách bằng tiếng Anh. Ngoài ra Quỹ còn trang bị máy tính, máy in cho 9 thư viện tỉnh, thành để quản lý và theo dõi hiệu quả sử dụng các sách do Quỹ tài trợ. Tiếp theo, cứ sau 2 năm, Thư viện Quốc gia Việt Nam lại ký tiếp dự án với Quỹ châu Á, đợt sau thường có giá trị cao hơn đợt trước. Đợt ký cho giai đoạn 2005 - 2008 với sự cam kết của Quỹ là sẽ tài trợ cho 100 thư viện 120.000 cuốn sách có giá trị bằng tiền lên tới 4,5 triệu USD;

Dự án dịch Khung phân loại DDC ấn bản 22 và biên mục tại nguồn do Quỹ Atlantic Philantropies (Hoa Kỳ) tài trợ. Trước đó, ngày 16/8/2006, bản dịch tiếng Việt của Khung Phân loại thập phân Dewey rút gọn, ấn bản 14 có những phần sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa… của Việt Nam đã được hoàn thành và công bố.

Dự án Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin, tri thức cho người khiếm thị trong các thư viện công cộng do Quỹ Force (Hà Lan) tài trợ: đã xây dựng 4 phòng ghi âm (studio) trong đó có 02 cái dành cho thư viện công cộng (Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện thành phố Hà Nội) để sản xuất sách nói cung cấp cho các thư viện công cộng trong cả nước; cung cấp máy khuyếch đại chữ, máy nghe băng đĩa cho 63 thư viện tỉnh/ thành phố trong cả nước; hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ của 63 thư viện tỉnh nhằm cung cấp các kỹ năng tổ chức các dịch vụ phục vụ người khiếm thị trong các thư viện. Hiện nay Bộ VHTT&DL đang làm các thủ tục cần thiết để chuẩn bị tiếp nhận đợt hàng tài trợ mới của Quỹ bao gồm thiết bị hỗ đọc cho người khiếm thị;

Dự án vùng Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thư viện công cộng 2 nước Việt Nam - Lào do Quỹ Sida (Thuỵ Điển) tài trợ, đào tạo 22 học viên, là những cán bộ có năng lực của một số thư viện. Thông qua khoá học này, các cán bộ thư viện được đào tạo những kiến thức, kỹ năng mới trong quản lý thư viện hiện đại và trở thành những giảng viên nguồn để tiếp tục công tác đào tạo lại cho các cán bộ thư viện khác;

Dự án thí điểm Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng ở Viê ̣t Nam do Quỹ Bill và Melinda Gates (Hoa Kỳ) tài trợ cho hệ thống thư viện công cộng ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Trà Vinh (18 thư viện). Nội dung chính của dự án là trang bị máy tính (210 máy, 18 máy in…) có kết nối Internet, đường truyền tốc độ cao; đào tạo cán bộ thư viện.

Từ năm 2000, đơn vị đi đầu của Hệ thống TVCC là Thư viện Quốc gia đã trở thành thành viên chính thức của Hội nghị Giám đốc Thư viện Quốc gia Châu Á - Châu Đại dương, đồng thời đã và đang tham gia Hiệp hội quốc tế các hội và cơ quan thư viện (IFLA) và Đại hội Cán bộ Thư viện Đông Nam Á (CONSAL)

Ngoài ra Thư viện Quốc gia nói riêng và Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam nói chung kết hợp với Vụ Thư viện và Hội Thư viện Việt Nam còn tổ chức thành công một số sự kiện quốc tế quan trọng:

- Tổ chức thành công Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ XIV (CONSAL XIV ) lần đầu tiên được tổ chức ở Viê ̣t Nam với sự tham gia của gần 800 đại biểu (trong đó có gầnn 300 đại biểu nước ngoài); góp phần hoàn thành tốt trách nhiệm của Chủ tịch CONSAL XIV;

- Tổ chức triển lãm sách quốc tế với chủ đề Không gian EU tại Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam ;

- Tổ chức thành công triển lãm sách, tư liệu và ảnh về chủ đề Hà Nội nghìn năm văn hiến nhân chào mừng kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi tại Trung tâm Văn hoá Viê ̣t Nam tại Pháp do Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam đảm nhận.

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 72 - 74)