Nguồn tài liệu hiện đại

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 46 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nguồn tài liệu hiện đại

Đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện của Hệ thống Thư viện Công cộng có thể nói là Thư viện Quốc gia. Chính vì vậy đến nay Thư viện Quốc gia đã xây dựng cho mình nguồn tài liệu điện tử phong phú với nhiều cơ sở dữ liệu và nhiều biểu ghi được thiết lập. Cụ thể như sau:

+ CSDL Thư mục: 400.000 biểu ghi;

+ CSDL Bài trích Báo, tạp chí: 58.000 biểu ghi;

+ CSDL toàn văn Luận án tiến sĩ: 9.356 tên ~1.800.000 trang; + CSDL toàn văn sách Đông Dương: 1.150 tên ~130.000 trang; + CSDL toàn văn sách Hán - Nôm: 1.258 tên ~ 185.000 trang; + Bộ sưu tập số: 2.500.000 trang;

Ngoài ra còn Thư viện Quốc gia còn có một khối lượng các tài liệu điện tử dưới dạng các đĩa CD - ROM. Đây là một thiết bị lưu trữ thông tin dưới dạng số và được dùng để lưu trữ các dữ liệu dưới nhiều dạng như: văn bản, âm thanh, đồ họa… Ngày nay CD - ROM đang được sử dụng rộng rãi trong các thư viện và cơ quan thông tin. Nhiều ấn phẩm thông tin bên cạnh việc xuất bản dưới dạng in truyền thống còn được xuất bản dưới dạng CD - ROM. Hiện nay Thư viện Quốc gia có khoảng 1000 tài liệu đa phương tiện. Những tài liệu này có được chủ yếu qua nguồn lưu chiểu, mua, biếu tặng, trao đổi.

Còn tại hệ thống thư viện các tỉnh thành, việc xây dựng nguồn thông tin điện tử cũng được chú trọng cùng với công tác tin học hóa thư viện. Nội dung của các tài liệu điện tử rất đa dạng. Đó là các nguồn tài liệu đa phương tiện bổ sung từ nhiều nguồn; các CSDL toàn văn mua ở nước ngoài; các CSDL toàn văn, CSDL thư mục do các thư viện tự tạo lập; các CSDL miễn phí trên internet…

Tình hình bổ sung nguồn tài liệu đa phương tiện của các thư viện trong HTTVCC rất được chú trọng, cụ thể như sau: Các thư viện vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Bắc chỉ có 10/13 thư viện bổ sung tài liệu điện tử, với tổng số 1.062 đĩa; Các thư viện miền núi phía Bắc có 9/11 thư viện bổ sung tài liệu điện tử, với tổng số 1.402 đĩa; Các thư viện Bắc Trung Bộ bổ sung được 757 đĩa. Khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên có 12 thư viện tỉnh (gồm cả Ninh Thuận và Bình Thuận) bổ sung được 3.432 đĩa CD-ROM, 65 băng casset, 173 băng video; Các thư viện tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ (gồm cả Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) bổ sung được 4.397 đĩa CD, 2.073 băng đĩa, 216 đĩa mềm, Các thư viện tỉnh vùng Tây Nam Bộ bổ sung được 879 đĩa CD, bình quân mỗi thư viện tỉnh bổ sung được 146,5 đĩa CD.

Dạng tài liệu điện tử quan trọng khác là các CSDL thư mục do các thư viện này tạo lập. Theo thống kê thì có 92% các thư viện tỉnh thành đã xây dựng được các CSDL thư mục. Ví dụ như: Thư viện tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang là các thư viện tỉnh có số CSDL nhiều nhất, trong đó Thư viện tỉnh Ninh Thuận có 11 CSDL; 3 thư viện còn lại, mỗi thư viện có 10 CSDL. Đứng sau đó là Thư viện tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thư viện tỉnh Gia Lai đều có 9 CSDL, Thư viện thành phố Hà Nội có 13 CSDL. Có 22 thư viện có từ 1 đến 2 CSDL. Số còn lại (30 thư viện) có từ 3 đến 5 CSDL. Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh do tiến hành tin học hoá từ lâu nên đã tạo được nhiều CSDL về vốn tài liệu của mình (5 CSDL đó bao gồm: sách, bài trích, luận án, báo - tạp chí, toàn văn).

Không chỉ chú trọng xây dựng các CSDL thư mục, một số thư viện tỉnh còn tạo lập các CSDL toàn văn như Thư viện tỉnh Hải Dương với CSDL Danh nhân Hải Dương. Thư viện tỉnh Bình Định với CSDL về Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Thư viện tỉnh Lâm Đồng với tài liệu địa chí, thư viện Hà Nội cơ

sở ở Hà Tây (cũ) đã xây dựng một số dữ liệu toàn văn tài liệu địa chí như: Các nghề thủ công ở Hà Đông, Sơn Tây, Địa dư các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây… Tuy số lượng các thư viện tỉnh, thành tạo lập CSDL toàn văn chưa nhiều và số lượng những kết quả đạt được cũng chưa lớn nhưng đây là bước đầu để các thư viện khác noi theo, sẽ tiến hành xây dựng các CSDL toàn văn trong thời gian tới.

Một số thư viện cũng đã bổ sung cho mình các CSDL ngoại văn. Các CSDL này đang ngày càng được chú trọng. Một số thư viện tỉnh lớn, có đông cán bộ nghiên cứu khoa học biết ngoại ngữ , thư viện mua tài liệu điện tử ngoại như : Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh mua CSDL toàn văn của PROQUEST , EBSCO… Các thư viện khác mua các tài liệu điện tử tiếng Việt : Toàn tập Hồ Chí Minh , Cơ sở dữ liệu luật Viê ̣t N am…Các loại tài liệu điện tử là chủ yếu các chương trình học tiếng Anh, các tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, phần mềm, trò chơi…

Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam có CSDL toàn văn Wilson OmmiFile Full Text trên đĩa CD-ROM với 10 chủ đề cơ bản như: Khoa học Thông tin - Thư viện, Khoa học kỹ thuật ứng dụng, Nghệ thuật…

Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh mua CSDL của PROQUEST, EBSCO… với các CSDL:

+ EBSCO host: cung cấp khoảng 7.373 tạp chí ở dạng thư mục và tóm tắt, trong đó có 3.970 tạp chí toàn văn thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…

+ Emerald Full Text: CSDL chứa khoảng 110 tạp chí toàn văn về quản trị học, thư viện - thông tin học, khoa học ứng dụng…

+ H. W. Wilson bao gồm 1 CSDL tóm tắt và toàn văn với các chuyên ngành khác nhau, như:

Wilson Applied Science and Technology FullText: 569 tạp chí về toán ứng dụng, trí tuệ nhân tạo, điều khiển tự động, khí quyển học…; Wilson business Abstracts FullText: Tóm tắt các bài báo của 524 tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực như kế toán, ngân hàng, kinh tế học, đầu tư, quản lý…

Về vấn đề mua quyền sử dụng các CSDL : Hiện nay chỉ có Thư viện Quốc gia Viê ̣t Nam và Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cùng với 23 cơ quan thông tin - thư viện khác của Viê ̣t Nam tham g ia vào Chương trình PERI Viê ̣t Nam - là chương trình tăng cường nguồn thông tin điện tử cho nghiên cứu khoa học do INASP (mạng lưới quốc tế và các ấn phẩm khoa học) hỗ trợ, một trong những mục đích của chương trình này (giai đoạn 2004 - 2007) là cho phép các quốc gia truy cập với giá rẻ tới các nguồn thông tin trực tuyến tiếng Anh có trong mạng lưới của INASP. Hiện tại, bạn đọc của các thư viện này có thể truy cập vào các CSDL: EBSCO, BLACKWELL.

Ngoài ra còn một nguồn tài liệu điện tử khác là các CSDL từ nguồn miễn phí Internet. Một số CSDL miễn phí đã được Thư viện Quốc gia và các thư viện tỉnh khai thác đưa lên mạng sử dụng chung, tiêu biểu là các CSDL sau:

CSDL tổng hợp DOAJ: Các lĩnh vực khoa học: Khoa học xã hội; Nghệ thuật; Nông nghiệp; Công nghệ sinh học; Hoá học; Khoa học về môi trường; Khảo cổ học; Lịch sử; Triết học; Tôn giáo; Khoa học kỹ thuật; Chính trị và luật pháp; Ngôn ngữ và văn học; Sức khoẻ (http://doaj.org) .

CSDL chuyên ngành AROGA: 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ả Rập, Tây Ban Nha về các lĩnh vực: Nông nghiệp; Công nghệ sinh học; Các ngành liên quan đến sinh vật; Môi trường và xã hội học(http:// www.aginternetwork.org). Có thể thấy cùng với công tác tin học hóa thư viện thì các thư viện công cộng đã rất chú trọng bổ sung tài liệu điện tử vào bộ sưu tập của mình. Thống kê gần đây cho thấy nguồn tài liệu điện tử của các thư viện mà cụ thể

là số lượng các biểu ghi tăng liên tục, biểu thị trong các biểu đồ về sự tăng trưởng các biểu ghi trên các thư viện của 52 tỉnh thành được thống kê theo bảng biểu sau:

Bảng 2.3. Tổng số biểu ghi của 52 Thư viện tỉnh thành qua các năm

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số biểu ghi 2.239.567 2.314.573 2.845.159 3.028.792 3.499.155 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Biểu ghi 223956 2314573 2845159 3028792 3499155

Tổng số biểu ghi của các thư viện tỉnh, thành qua các năm

Đối với hệ thống thư viện cấp huyện do công tác tin học hóa còn chưa được phát triển do vậy nguồn tài liệu điện tử của các thư viện này cũng chưa được xây dựng. Ngoài ấn phẩm truyền thống, hầu hết các thư viện đều không bổ sung các dạng tài liệu khác, chỉ một số nơi, đặc biệt các thư viện huyện của tỉnh Khánh Hoà có tài liệu nghe - nhìn.

Một phần của tài liệu Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển (Trang 46 - 50)